1.1. Một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách thiđua, khen thưởng
1.1.11. Những điều kiện và yêu cầu để thực thi chính sách thiđua, khen thưởng
thưởng thành công
- Về điều kiện
Một là, phải có chính sách thi đua, khen thưởng khoa học; hợp lòng dân và
được dân ủng hộ. Đây là yếu tố có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự thành bại của chính sách. Chính sách thi đua, khen thưởng ảnh hướng đến các tầng lớp của xã hội, việc triển khai thực hiện chính sách phải khoa học, phù hợp với thể chế chính trị, văn hố, nguồn lực của xã hội. Trên thực tế, các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách, cịn các tầng lớp nhân dân là những đối tượng thực hiện chính sách. Nếu một chính sách khơng thiết thực, thì sẽ bị tẩy chay, bỏ rơi khơng thực hiện. Tóm lại, một chính sách muốn thực hiện tốt cần phải có sự đồng tình, ủng hộ của người dân.
Hai là, sự quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền các cấp, của
nhà lãnh đạo. Đề thực thi chính sách thi đua, khen thưởng thành cơng cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Việc ban hành các chính sách về thi đua, khen thưởng được thực hiện dựa trên các nguyên tắc của quá trình phát triển xã hội và q trình đưa chính sách vào đời sống. Bên cạnh đó, để chính sách hồn thiện cần phải rà sốt các tiêu chí, tiêu chuẩn, khó khăn vướng mắc trong q trình thực thi chính sách để tiến hành sửa đổi chính sách phù hợp.
Ba là, phải có nền hành chính đủ mạnh. Để thực thi chính sách thi đua khen
thưởng thành cơng, cần phải đảm bảo hệ thống thể chế hành chính bao gồm Hiến pháp, Luật pháp, Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật trong tổ chức, hoạt động của hành chính nhà nước về thi đua, khen thưởng và tài phán hành chính. Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà nước các cấp, các ngành về thi đua, khen thưởng phải phù hợp với yêu cầu thực thi quyền hành pháp. Đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính về thi đua, khen thưởng phải được đảm bảo về số lượng và chất lượng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong thực thi chính sách. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm yêu cầu thực thi cơng vụ trong lính vực thi đua, khen thưởng của các cơ quan và cơng chức hành chính.
Bốn là, đội ngũ cơng chức thực thi chính sách thi đua, khen thưởng phải chuyên nghiệp. Đây là yếu tố có vai trị quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách thi đua, khen thưởng. Bao gồm tiêu chí về năng lực thực thi cơng vụ, phân tích, dự báo… Nếu năng lực thực thi chính sách tốt, khơng những chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng, mà còn khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để cơng tác tổ chức thực thi chính sách mang lại kết quả thực sự.
Năm là, phải có đủ nguồn lực để thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng.
Yếu tố này được hiểu là thực lực, tiềm năng và điều kiện vật chất, kỹ thuật mà mỗi nhóm có được trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác. Nếu thiếu các điều kiện về vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thì các cơ quan nhà nước khó có thể chuyển tải những nội dung chính sách đến các
đối tượng một cách thường xuyên và đạt hiệu quả trong thực thi chính sách thi đua, khen thưởng.
Sáu là, phải tạo được niềm tin cho quần chúng trong thực thi chính sách thi
đua, khen thưởng. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân là then chốt đê thực thi chính sách thi đua, khen thưởng nhằm tạo sự chuyển biến trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Chính sách thi đua, khen thưởng phải gắn liền với người dân, tạo sự đồng thuận, ủng hộ, đảm bảo sự động viên, khích lệ trong việc thực hiện chính sách.
- Về yêu cầu
Một là, đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách thi đua, khen thưởng. Để có
thể thực hiện, mục tiêu chính sách thi đua, khen thưởng phải cụ thể, rõ ràng, chính xác. Muốn thực hiện thành công, nhà nước phải xác định rõ mục tiêu, đồng thời các cơ quan chuyên môn phải triển khai được mục tiêu chính sách thành những kế hoạch, chương trình cụ thể.
Hai là, bảo đảm tính hệ thống trong thực thi chính sách thi đua, khen thưởng.
Tổ chức thực thi chính sách là một bộ phận cấu thành trong chu trình của chính sách, nó kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình tạo nên một hệ thống thống nhất, bao gồm: hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách; hệ thống trong tổ chức bộ máy thực thi chính sách; hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện; hệ thống trong sử dụng cơng cụ chính sách với các cơng cụ quản lý khác của nhà nước.
Ba là, bảo đảm yêu cầu khoa học và pháp lý trong tổ chức thực thi chính
sách thi đua, khen thưởng. Yêu cầu này đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước phải gọn, nhẹ, đủ năng lực tổ chức thực hiện. Cần căn cứ vào tình hình thực tế mà lựa chọn cách thức tổ chức thực thi chính sách cho phù hợp sẽ nâng cao hiệu lực thực thi của công tác tổ chức thực hiện chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời còn cũng cố niềm tin của các đối tượng chính sách vào nhà nước.
Bốn là, bảo đảm hài hồ lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng chính sách thi
đua, khen thưởng. Trong xã hội tồn tại nhiều nhóm lợi ích lại biến động theo không gian và thời gian. Nhà nước bảo vệ quyền lợi đến các đối tượng thụ hưởng trong xã
hội bằng các chính sách. Kết quả đạt được chỉ khi chính sách thật sự mang lại lợi ích cho mỗi đối tượng thực hiện và toàn bộ xã hội