7. Kết cấu của luận văn
1.2. Những vấn đề lý luận về cải cách thủ tục hành chính
1.2.1. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính
Khái niệm cải cách: Theo từ điển Bách khoa “Cải cách là đổi mới một số
mặt của sự vật mà khơng thay đổi căn bản sự vật đó” [41, tr.335]. Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông định nghĩa “Cải cách là đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự tiến bộ chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành” [16, tr.69]. Trong lĩnh vực xã hội cải cách là cải thiện một số mặt của đời sống xã hội.
Theo cách định nghĩa này chúng ta có thể hiểu cải cách là một con đường hay một cách thức nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Cải cách là sự điều chỉnh lớn đối với các cấu trúc chính trị, văn hóa, xã hội mang tính hệ thống và được hoạch định rõ ràng, có lộ trình cụ thể. Như vậy, khác với đổi mới, cải cách sẽ tạo ra những thay đổi mang tính quy mơ được thực hiện rộng lớn hơn, có tiêu chí rõ ràng và mức độ triệt để hơn.
Phân biệt cải cách với đổi mới: Cải cách và đổi mới là tính có thể kiểm
sốt được. Tuy nhiên, đổi mới ít nhiều mang ý nghĩa là sự vận động tất yếu, khách quan của sự vật, hiện tượng còn cải cách là sự vận động do chủ thể tiến hành. Sự khác biệt ở đây là yếu tố chủ động của chủ thể trong cải cách. Như vậy, yếu tố chủ thể là yếu tố quan trọng trong cải cách. Một điểm khác nữa giữa cải cách và đổi mới là cải cách không thể là một công việc diễn ra hàng ngày như đổi mới. Cải cách là một q trình có nội dung hành động cụ thể và phương diện áp dụng rất rộng lớn nên phải có thời gian để áp dụng thực hiện và đánh giá kết quả. Cải cách có thể tạo ra ít nhiều xáo trộn trong xã hội cùng những hậu quả
khơng mong đợi. Vì thế, cải cách chỉ được thực hiện khi được nghiên cứu và cân nhắc thấu đáo về cách thức, nội dung cũng như mục đích và hệ quả trước khi áp dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó cũng cần phải có đề án để xử lý, khắc phục những hậu quả mà chương trình cải cách mang lại.
Từ phân tích trên có thể hiểu: Cải cách là một chương trình kinh tế - xã hội do chủ thể trong xã hội hay chính quyền chủ trương tiến hành nhằm mục tiêu thực hiện bước nhảy vọt chất lượng trong sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng không làm thay đổi bản chất chính quyền nhà nước.
Khái niệm cải cách hành chính: Là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một
mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cải cách hành chính khơng làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn; các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn; cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Cải cách hành chính là vấn đề diễn ra ở tất cả các quốc gia và được coi là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là trọng tâm của công việc cải cách bộ máy nhà nước nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, thống nhất, có đủ quyền lực, năng lực để thực hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, phục vụ đắc lực cho nhân dân.
CCHC nhà nước làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. CCHC được xác định là hành vi có tính hướng đích của con người nhằm cải biến nền hành chính của một quốc gia theo hướng hoàn thiện hơn, đáp ứng được những yêu cầu nội tại của nền hành chính và những địi hỏi từ xã hội, người dân và tổ chức.
Cải cách hành chính có nhiều cách hiểu khác nhau, với góc nhìn khái qt của quản lý cơng có thể hiểu khái quát: Cải cách hành chính là q trình tác động của chủ thể làm biến đổi thể chế, tổ chức bộ máy của cơ quan quyền lực,
sự biến đổi này thường diễn ra lâu dài và liên tục nhằm nâng cao hiệu suất hành chính, cải tiến chế độ và phương thức hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới phù hợp hơn trong phạm vi quản lý của hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp, cũng như tất cả các hoạt động có ý thức của bộ máy nhà nước.
Khái niệm trên đã khái quát được sự biến đổi của nền hành chính. Trong thực tế khơng có một nền hành chính nào là bất biến, bởi lực lượng sản xuất không phải là trạng thái tĩnh tại. Theo triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin thì mọi sự biến đổi trong đời sống xã hội xét cho cùng là sự biến đổi của lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất biến đổi làm cho cơ sở hạ tầng biến đổi, cơ sở hạ tầng biến đổi dẫn tới kiến trúc thượng tầng thay đổi. Hành chính là một bộ phận của nhà nước mà nhà nước lại là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Như vậy, trong xã hội khi điều kiện kinh tế thay đổi, tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi của hành chính, thể chế chế nhà nước. Từ những phân tích trên có thể thấy CCHC là việc làm liên tục, thường xuyên ở tất cả các cơ quan nhà nước.
Khái niệm cải cách TTHC: Cải cách TTHC mang một số đặc điểm như
cải cách (reform) không phải là cải tổ hay cách mạng (renovation hay revolution), mà là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra... nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận với các cơ quan nhà nước.
Cải cách TTHC là cải cách lề lối làm việc và nó phải được bắt đầu từ công tác cán bộ, “vấn đề cán bộ có năng lực, có phẩm chất, có trình độ và có trách nhiệm... việc giải quyết TTHC cho dân, cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Bởi TTHC chỉ là một công cụ quản lý nhà nước trên tinh thần có lợi cho người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí xã hội, tăng cường quản lý nhà nước” [11]. Nếu khơng có lợi cho người dân thì cải cách thủ tục cho dù có tốt bao nhiêu chăng nữa cũng chẳng giải quyết vấn đề gì.
Cải cách thủ tục hành chính quan trọng là khâu triển khai, ban hành, thực hiện các văn bản hành chính nhanh, gọn, chính xác. Cải cách TTHC khơng chỉ là
việc rà soát để cắt giảm hoặc sửa đổi các quy định về thủ tục, mà quan trọng hơn là việc công khai, minh bạch, cũng như thực hiện tốt các thủ tục này trên thực tế.
Cải cách TTHC hiệu quả thì vấn đề kiểm tra, giám sát các thủ tục hành chính nhanh hơn, chính xác hơn, tránh được những phiền toái cho nhân dân “Ngồi việc đơn giản hóa, minh bạch hóa, cơng khai hóa các TTHC cũng như rút thời gian, chi phí thực hiện chúng” [37].
Cải cách TTHC là biện pháp thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu đơn giản hóa các TTHC, nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp khi đến cơ quan nhà nước giải quyết cơng việc.
Từ phân tích trên có thể rút ra khái niệm: Cải cách thủ tục hành chính là
cải cách các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc thực hiện các thủ tục hành chính.