7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
3.2.3. Đẩy mạnh đổi mới phương thức làm việc và hiện đại hóa cơ sở vật
- Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong hệ thống tổ chức bộ máy thuộc UBND quận về đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo, tự bồi dưỡng. Thực hiện kiểm tra, thanh tra để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấn chỉnh lề lối, phương pháp làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật cho cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo đủ năng lực, đạo đức cơng vụ để hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách, quy định, đổi mới phương pháp về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức ở bộ phận một cửa; tiếp tục triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài, chú trọng đội ngũ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc trong nước và nước ngoài để tạo nguồn cán bộ lâu dài cho bộ phận này. Ngoài ra, phương thức làm việc đổi mới bằng cách thực hiện tốt chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài, qua đó có thể lựa chọn những cơng chức ưu tú từ bộ phận một cửa để phát triển họ thành những lãnh đạo chủ chốt. Bộ phận một cửa là bộ phận được giao dịch trực tiếp với nhân dân, trực tiếp nghe dân nói, dân phản ảnh, dân thắc mắc, dân phê bình. Ở bộ phận này, những ai có khả năng làm hài lịng dân thì chứng tỏ họ là người rất có năng lực. Bởi lẽ, trong thực tiễn chỉ có cán bộ nào gần dân, thấu hiểu dân thì mới có khả năng phục vụ tốt nhân dân.
- Để đổi mới phương thức làm việc, ngồi việc phải học tập nâng cao trình độ thì các cán bộ, công chức chuyên trách tại bộ phận một cửa thực hiện các TTHC phải chịu sự ảnh hưởng lớn của các công chức chuyên môn do các bộ phận khác cử đến. Vì vậy, người đứng đầu hoặc người phụ trách bộ phận một cửa tại các cấp, nhất là tại cấp quận cần tổ chức xây dựng, hoàn thiện các “quy định” rõ ràng về thời gian làm việc, tiến độ xử lý công việc được giao cũng như thái độ, tác phong cư xử của những cán bộ thuộc các bộ phận khác được cử đến làm việc tại
bộ phận một cửa. Qua đó, định kỳ (hàng tháng) thông báo cho các đơn vị cử cán bộ, công chức biết để đánh giá đúng đắn công chức, viên chức, kịp thời đề xuất khen thưởng đối với các thành tích xuất sắc và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc có tác phong cư xử khơng đúng quy chế về văn hố cơng sở. Ngồi ra, thơng qua các “quy định” này, cũng cần có các tiêu chí đánh
giá để đề xuất với đơn vị cử người từ chối tiếp nhận hoặc thay thế trường hợp các công chức, viên chức không đáp ứng về năng lực chun mơn.
Hiện đại hóa cơ sở vật chất:
Muốn đẩy mạnh cải cách TTHC thì UBND quận Cầu Giấy cần phải từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất.
Thứ nhất, cần đầu tư, trang bị phần mềm mới phục vụ cho bộ phận “một
cửa” từ quận đến phường. Tăng cường đầu tư thiết bị hiện đại giúp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ một cách thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, tiến độ giải quyết TTHC cho người dân đến giao dịch nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc tăng cường cung cấp các trang thiết bị tại bộ phận một cửa phục vụ công dân cũng hết sức quan trọng, góp phần đáp ứng yêu cầu “lấy sự hài lòng của người dân là trung tâm của quá trình cải cách TTHC”.
Thứ hai, UBND quận Cầu Giấy cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
nhằm hiện đại hóa cải cách TTHC. UBND quận tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin. Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp thành phố, cấp quận đáp ứng yêu cầu số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC, cũng như việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống máy chủ đảm bảo lưu trữ và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, giải quyết TTHC cấp quận, cấp phường qua trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ giải quyết TTHC. Trang bị đủ, hiện đại về cơ sở vật chất, trang thiết bị
theo quy định; dành đúng và đủ diện tích cho người dân ngồi chờ kết quả theo quy định. Trang thiết bị làm việc cho cán bộ cần đầy đủ, nâng cấp các trang thiết bị như máy vi tính, máy in, máy photo coppy, máy fax, máy scan...
Nâng cao chất lượng, trách nhiệm của người đứng đầu:
UBND quận cần có giải pháp phát huy vai trị và xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu tại bộ phận một cửa, người đứng đầu có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách TTHC. Xác định nâng cao chất lượng, trách nhiệm của người đứng đầu là một khâu quan trọng, đột phá trong cải cách TTHC. Xây dựng người đứng đầu “có tâm, có tài, có tầm” có tính quyết đốn, làm gương, nói đi đơi với làm thì vấn đề cải cách TTHC của quận sẽ được thực hiện một cách khoa học, nhanh chóng, chính xác, khơng xảy ra các hiện tượng tiêu cực, người dân và các doanh nghiệp sẽ hài lòng khi đến cơ quan nhà nước thực hiện giao dịch TTHC.
UBND quận cần xác định nêu cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu là việc làm thường xuyên, liên tục đối với cải cách TTHC. Đây là giải pháp thiết thực mang lại hiệu quả to lớn, bền vững, góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Nếu xây dựng được người đứng đầu gương mẫu, dám đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC của quận trong giai đoạn mới thì cơng tác cải cách TTHC của quận sẽ tiếp tục giữ vững được vị trí quán quân của thành phố Hà Nội.
3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật về cải cách thủ tục hành chính cho cán bộ, cơng chức và cơng dân, tổ chức
Thứ nhất, để cải cách TTHC ở quận Cầu Giấy tốt hơn nữa UBND quận
cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp khi tham gia các dịch vụ hành chính của quận... Đặc biệt các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh; quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp liên quan đến các TTHC.
Thứ hai, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối
của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; xây dựng chính quyền điện tử của quận, dịch vụ công trực tuyến... nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; phịng, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao kỷ cương hành chính.
Thứ ba, tăng cường giáo dục văn hóa ứng xử nơi cơng cộng cho cán bộ
công chức, đặc biệt bộ phận tiếp dân trên địa bàn quận. Thường xuyên tuyên truyền về văn hóa cơng sở nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa cơng sở trong mơi trường làm việc hiện nay; đưa nội dung xây dựng văn hóa cơng sở vào sinh hoạt thường kỳ của cấp ủy, chi bộ và chương trình, kế hoạch hoạt động của cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể.
UBND quận tăng cường cơng tác giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa cơng sở, mời báo cáo viên về tập huấn cho toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan về kỹ năng giao tiếp, ứng xử nơi công sở, đặc biệt khi tiếp dân đến thực hiện các TTHC.
Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cán bộ, công chức. Lựa chọn cán bộ, cơng chức có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trách nhiệm để tiếp nhận, xử lý hồ sơ TTHC tại bộ phận hành chính cơng. Bố trí, sắp xếp cơng việc phù hợp với năng lực cán bộ, công chức; quan tâm đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhằm tạo động lực làm việc, tạo môi trường về ứng xử văn hóa trong cơ quan.
Thứ tư, thực hiện ứng xử của công chức với các tổ chức, doanh nghiệp,
người dân luôn đảm bảo quy định về “4 Xin” và “4 Luôn” (Xin chào - Xin lỗi - Xin cảm ơn - Xin phép); (Luôn mỉm cười - Luôn nhẹ nhàng - Luôn lắng nghe - Luôn giúp đỡ) khi tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp đến thực hiện giao dịch TTHC.
Thứ năm, bố trí “Hịm thư góp ý” tại bộ phận “một cửa” và trên trang thông
tin điện tử của quận; khuyến khích sự tham gia giám sát của người dân, tổ chức, doanh nghiệp đối với hoạt động của các cơ quan hành chính trên địa bàn quận.
Thứ sáu, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người đứng đầu các cơ
quan, đơn vị; cơ quan kiểm soát TTHC; cơ quan soạn thảo văn bản QPPL; cơ quan thẩm định văn bản QPPL về vị trí, vai trị của việc đánh giá tác động TTHC trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL có quy định TTHC thơng qua các cuộc hội nghị giới thiệu các quy định của pháp luật về đánh giá tác động TTHC, hội nghị triển trai công tác, hội nghị chuyên đề, cuộc họp giao ban cơ quan, đơn vị.