7. Kết cấu của luận văn
1.2. Những vấn đề lý luận về cải cách thủ tục hành chính
1.2.3. Nội dung cải cách thủ tục hành chính tại UBND cấp quận
Cải cách thủ tục hành chính nhà nước tại đơn vị hành chính quận là tiến hành tổng thể cải cách hành chính theo chương trình cải cách hành chính nhà nước đề ra. Với phạm vi và quyền hạn của UBND cấp quận, cải cách TTHC tại UBND cấp quận gồm các nội dung cơ bản:
Thứ nhất, kết hợp cải cách TTHC trong quá trình cải cách thể chế hành chính.
Thủ tục hành chính là một bộ phận quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các quy phạm nội dung. TTHC được hình thành từ quá trình nghiên cứu, soạn thảo và ban hành của các cấp có thẩm quyền. Vì vậy, để cải cách TTHC đạt kết quả tốt, cần có sự lồng ghép ngay trong q trình cải cách thể chế hành chính. Cải cách thể chế hành chính là cải cách quy trình soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến hành chính. Cải cách thể chế hành chính ở cấp quận nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác xây dựng văn bản, chuẩn hóa các văn bản quy phạm pháp luật, sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của cấp quận nhưng phải tuân thủ các quy phạm pháp luật và các văn bản của UBND thành phố. Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính của quận khi ban hành phải mang tính khách quan, phản ánh những gì đang diễn ra và tất yếu sẽ diễn ra, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của quận; văn bản phải mang tính khái quát cao, khái quát được những đặc điểm chung nhất của các vấn đề liên quan đến hành chính và TTHC. Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính của quận phải minh bạch, cách giải thích từ ngữ phải cụ thể, rõ ràng, khúc triết, phù hợp với luật pháp hiện hành; phải đáp ứng được những yêu cầu cấp bách của người dân và các doanh nghiệp đang mong đợi, khơng chung chung, trừu tượng, gây khó hiểu.
Thứ hai, kiểm tra, kiểm sốt và đơn giản hóa thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản ảnh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính.
Kiểm tra, kiểm sốt các văn bản về TTHC, xem xét có văn bản nào mâu thuẫn với quy định của pháp luật hay khơng?. Các văn bản về TTHC có phù hợp với điều kiện lịch sử của quận và lợi ích của người dân hay khơng?. Nếu văn bản nào phù hợp thì phát huy, văn bản nào khơng phù hợp thì quận kịp thời kiến nghị lên cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đóng góp vào các văn bản pháp luật để nhà nước có biện pháp kịp thời, sửa đổi.
- Kiểm tra, rà soát, thực hiện đơn giản hóa các TTHC: Đơn giản hóa
TTHC là loại bỏ những thủ tục rườm rà, gây mất thời gian, kinh phí của người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất để người dân và các doanh nghiệp hoàn thành nhanh nhất có thể về các TTHC của mình. Đơn giản hóa TTHC khơng có nghĩa bỏ qua những quy trình mà luật pháp đã quy định. Đơn giản hóa các TTHC là để phát triển kinh tế, làm cho người dân và các doanh nghiệp có điều kiện tốt nhất thực hiện các TTHC một cách dễ dàng nhất, nhanh nhất.
thực hành các TTHC, những thủ tục nào phù với thực tiễn thì người dân và các doanh nghiệp là người phát hiện ra trước nhất. Bởi “thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý”, chỉ trong hoạt động thực tiễn mới phát hiện ra những yếu tố không phù hợp của các văn bản. Người dân và các doanh nghiệp sẽ phản ánh những văn bản nào không đem lại lợi ích cho họ trong q trình thực thi nó. Đối với cán bộ cơng chức là những người trực tiếp soạn thảo các văn bản về TTHC, những văn bản này thường dựa trên kết quả của q trình tổng kết thực tiễn trước đó. Tuy nhiên, thực tiễn ln có sự biến đổi khơng ngừng, hay nói cách khác, khơng có một văn bản về TTHC nào đúng trong mọi không gian, thời gian hay mọi thời đại. Do vậy, cán bộ công chức muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình cần phải nghe sự phản ánh của nhân dân, người trực tiếp thực thi các văn bản TTHC.
Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Một nền hành chính hiện đại là nền hành chính khơng thể có những cán bộ
với trình độ lạc hậu, bởi cán bộ có trình độ lạc hậu thì khơng thể tiếp cận, sử dụng cơng nghệ hiện đại. Do vậy, tự mỗi bản thân cán bộ cơng chức muốn thích ứng với nền hành chính hiện đại thì phải tự hồn thiện bản thân mình. Đối với cơ quan hành chính nhà nước muốn có nguồn nhân lực phù hợp với nền hành chính hiện đại thì phải đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ cơng chức. Cán bộ công chức, viên chức là người trực tiếp sử dụng những công nghệ hiện đại, tiếp cận trực tiếp với những phần mềm mới. Nếu cán bộ cơng chức khơng tự nâng cao trình độ hoặc không được đào tạo “bài bản” thì sẽ khơng sử dụng được công nghệ máy móc hiện đại cũng như khơng sử dụng được những phần mềm mới. Do vậy, cải cách TTHC không những làm cho cán bộ công chức không ngừng tự học hỏi mà còn yêu cầu các cơ quan chức năng phải có những biện pháp nâng cao trình độ cho cán bộ công chức, viên chức.
Cải cách TTHC phải đi đôi với đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cơng chức, viên chức, làm cho họ có khả năng sử dụng thành thạo cơng nghệ hiện đại, thực hiện được những phần mềm mới
áp dụng vào công việc một cách chuyên nghiệp (về kiến thức, kỹ năng và thái độ, hành vi ứng xử) đáp ứng với yêu cầu phát triển của công nghệ.
Thứ tư, áp dụng mơ hình tổ chức cơ quan quản lý theo ngành dọc mang tính thống nhất và xuyên suốt từ cấp quận đến cấp phường.
Xét ở góc độ pháp lý, khi bàn về “tính thống nhất” trong các văn bản pháp luật, đối với cải cách TTHC là nói đến sự phù hợp, khơng có sự mâu thuẫn nhau giữa các văn bản pháp luật trong cải cách TTHC từ chính phủ đến cấp thành phố, đến cấp quận, cấp huyện, xã, phường. Sự phù hợp, không mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật được hiểu với nhiều mức độ. Các quy định của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn không được trái với quy định của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn trong cùng một lĩnh vực điều chỉnh; các quy định cùng điều chỉnh một vấn đề trong nhiều văn bản phải phù hợp với nhau.
Có thể nói, “thống nhất” là một trong những tiêu chí để xây dựng và đánh giá chất lượng của hệ thống pháp luật. Bởi vì, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Khi những quy định này mâu thuẫn, chồng chéo nhau thì việc áp dụng, thực thi pháp luật sẽ không hiệu quả, có thể dẫn đến sự mất niềm tin và rối loạn trong xã hội. Do đó, sau một thời gian áp dụng pháp luật, việc đánh giá các quy định trong tất cả các văn bản TTHC hướng đến sự thống nhất.
Từ phân tích trên có thể hiểu: Cải cách TTHC tổ chức quản lý theo ngành dọc là phương thức tổ chức các TTHC được sắp xếp từ thấp tới cao theo một chỉnh thể thống nhất có hệ thơng, logic, nghĩa là phải sắp xếp bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương theo các quy định của pháp luật.
Thứ năm, áp dụng mơ hình một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC nhằm phục vụ nhân dân một cách nhanh nhất, hiệu quả, chính xác và an tồn.
- Cơ chế một cửa: Là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức
thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc cơng khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. Tại cấp quận, “một cửa” ở UBND quận là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính từ tiếp nhận yêu cầu, nhận hồ sơ đến trả kết quả thông qua một đầu mối là bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” (TN & TKQ) tại cơ quan hành chính cấp quận. Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế “một cửa” đã được triển khai mạnh và thu được những kết quả bước đầu tích cực. Đặc biệt, thủ tục hành chính ở những lĩnh vực đang bức xúc, liên quan trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp như đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, hải quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu v.v... Việc cải cách theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế “một cửa” được triển khai mạnh trong quá trình thực hiện ở UBND quận. Cơ chế “một cửa” tạo điều kiện thuận lợi trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, cơng sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy, đổi mới, cải tiến chế độ làm việc, quan hệ công tác trong cơ quan hành chính cấp quận.
- Cơ chế một cửa liên thông: Là phương thức giải quyết công việc của cá
cơng khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả một TTHC hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước. Nói cách khác, cơ chế một cửa liên thơng là một hình thức của cơ chế một cửa với mức độ phát triển cao hơn, giải quyết các thủ tục hành chính rườm rà cần phải qua nhiều cơ quan, bộ phận chuyên môn.
- Cơ chế một cửa liên thông tại UBND cấp quận: Là giải quyết công việc
của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính trong khối UBND cấp quận cung cấp hoặc giữa các cấp hành chính, từ việc hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước, khơng để tổ chức, cơng dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác. Những cải cách này giúp cho cơ quan hành chính cấp quận phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.
Tóm lại, cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” tại
UBND cấp quận là tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để người dân tiếp cận nền hành chính cơng hiện đại, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển, nhất là trên lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, thuế phi nông nghiệp, hộ tịch, hộ khẩu, công chứng, chứng thực.