7. Kết cấu của luận văn
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính cấp quận
Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. Nền hành chính nhà nước của ta hiện nay chuyển từ hành chính cai quản sang hành chính phục vụ, làm dịch vụ cho xã hội; từ quản lý tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Đồng thời, với xu hướng hội nhập quốc tế, đối tượng quản lý không chỉ trong phạm vi nội bộ công dân trong nước mà cịn liên quan đến các yếu tố nước ngồi. Cách mạng khoa học công nghệ phát triển không ngừng cũng
là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động quản lý nhà nước. Do vậy, cải cách TTHC nói chung và cải cách TTHC ở cấp quận nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan.
1.3.1. Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và UBND cấp quận, huyện:
Cải cách TTHC luôn được Quận ủy, HĐND và UBND cấp quận xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình cơng tác hàng năm. Ý thức được tầm quan trọng của cải cách TTHC, đồng thời để triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của Ban chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức. Đảng ủy, UBND quận xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của quận. Đặc biệt, chú trọng cải cách, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng (PAPI) của thành phố Hà Nội nói chung. Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp và UBND các phường góp phần triển khai hiệu quả, chủ đề công tác năm 2021 của thành phố và các quận, huyện. Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, gắn với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương, từng bước hướng tới xây dựng thành phố thơng minh, chính quyền đơ thị, quản trị hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phấn đấu đạt mức chỉ số CCHC năm 2021 thuộc nhóm các quận, huyện, thị xã dẫn đầu thành phố.
UBND các quận ngoài việc tổ chức quán triệt các văn bản trên đến các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường để triển khai thực hiện ngay, UBND quận chỉ đạo tăng cường quán triệt đến cán bộ, đảng viên, nhân dân nội dung các chương trình, kế hoạch của thành phố và quận về cơng tác CCHC, trong đó tập trung về công tác cải cách TTHC, nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ của đội
chức có tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng trước nhân dân, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của quận và cơ sở. Quan điểm của Đảng ủy - UBND quận là phương châm: “Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”.
Thứ hai, vai trị của các tổ chức đồn thể: Bất kể cán bộ, công chức, viên
chức nào cũng là thành viên của một trong những tổ chức đồn thể nào đó. Do vậy cải cách TTHC có sự tác động khơng nhỏ của các tổ chức đồn thể; các tổ chức đoàn thể là nơi quán triệt, tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các thành viên tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc, tích cực đẩy mạnh công tác cải cách TTHC, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC đối với các tổ chức cá nhân. Với trách nhiệm phối hợp cùng chính quyền quận, các tổ chức đoàn thể thực hiện nhiệm vụ tham gia quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền, cải cách thủ tục hành chính.
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và hiệu quả hoạt động của mặt trận, đoàn thể trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ chun mơn cao; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Các tổ chức đoàn thể của quận tham gia vận động các thành viên thực hiện kế hoạch công tác cải cách TTHC của đơn vị mình như các phịng, ban, phường tham gia thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; tập trung cải cách TTHC gọn nhẹ, đơn giản, đảm bảo tính pháp lý, vận hành thơng suốt, hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở cơ quan hành chính nhà nước đảm bảo minh bạch, công bằng trong giải quyết cơng việc, nâng cao mức độ hài lịng của nhân dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.
Thứ ba, vai trị của cán bộ, cơng chức, viên chức trong cải cách TTHC của quận: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vừa là chủ thể vừa là khách thể
huy vai trị trách nhiệm của mình trong thực thi cơng vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, họ là người chỉ đạo, tham mưu trực tiếp đóng góp những ý kiến quý báu vào công cuộc cải cách TTHC của quận, họ là người trực tiếp, tiếp xúc với nhân dân, xử lý, giải quyết các TTHC của người dân. Đội ngũ cán bộ, công chức khơng ngừng hồn thiện đạo đức nghề nghiệp, trình độ chun mơn, văn hóa ứng xử trong giải quyết các TTHC của nhân dân. Với tư cách là khách thể, đội ngũ cán bộ, công chức, họ là người phải làm các TTHC liên quan đến bản thân như: Bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng, nghỉ hưu... Đội ngũ này thực hiện tốt vai trị, nhiệm vụ của mình thì họ là những người đóng góp cơng lao rất lớn vào cải cách TTHC.
Thứ tư, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân trong cải cách TTHC cấp quận: Quần chúng nhân dân là người trực tiếp tham gia thực hiện các TTHC,
họ là chủ, là người được phục vụ nên họ nhận xét chính xác nhất đối với các dịch vụ hành chính và đối với các cán bộ công chức, viên chức. Do vậy việc xây dựng mơ hình “Chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ” ở cơ sở trên địa bàn quận được quần chúng nhân dân nhiệt tình ủng hộ đã mang lại hiệu quả thiết thực, được người dân ghi nhận, tin tưởng. Việc triển khai nhân rộng mơ hình “Chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ”, mang đến sự hài lịng cho người dân. Điều đó cho thấy, việc gì có quần chúng nhân dân ủng hộ thì việc đó sẽ thành cơng. Việc gì mà nhân dân khơng ủng hộ thì việc đó sẽ thất bại. Vấn đề triển khai mơ hình “Chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ” đã góp phần đẩy mạnh cơng tác cải cách TTHC ở các cấp chính quyền, đặc biệt là đơn vị cấp phường.
1.3.2. Nhân tố khách quan
Thứ nhất, ảnh hưởng của kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường định
hướng XHCN, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi sự thay đổi vai trò của nhà nước và đẩy mạnh cải cách TTHC. Khi điều kiện kinh tế thay đổi, muốn hay không muốn nhà nước vẫn phải thay đổi thể chế. Ngoài việc sửa đổi, bổ sung
những biện pháp nâng cao tốc độ xử lý các văn bản thơng qua nền hành chính của mình, tạo mơi trường pháp lý thuận lợi và điều tiết có hiệu quả nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ những biến đổi về kinh tế, nhà nước phải cải cách TTHC phù hợp với cơ cấu và cơ chế kinh tế mới thì mới phát huy những yếu tố tích cực, phịng chống những yếu tố tiêu cực, xây dựng nếp sống, làm việc theo pháp luật, bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội. Nền kinh tế thị trường có tác động mạnh mẽ đến vấn đề cải cách TTHC của các quận, huyện. UBND quận, huyện muốn thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, thì vai trị của nền kinh tế phải tiến hành cải cách TTHC phục vụ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Sự biến đổi của kinh tế thị trường như là một chất xúc tác yêu cầu cán bộ công chức phải khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ, tích cực thích nghi với tốc độ phát triển của kinh tế.
Như vậy, cải cách TTHC phải gắn với sự biến đổi của nền kinh tế thị trường. Mục tiêu chính của cải cách TTHC là xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện đại, đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực để quản lý có hiệu lực, hiệu quả các cơng việc của quận, làm địn bẩy hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai, tốc độ phát triển kinh tế diễn ra mạnh mẽ yêu cầu phải cải cách TTHC: Tốc độ kinh tế đơ thị hóa diễn ra càng nhanh thì càng nảy sinh những vấn
đề mới và những TTHC càng phát sinh mạnh mẽ. Bởi vì, luật pháp, thể chế ln là cái phải chạy theo tốc độ phát triển của kinh tế. Do vậy, thể chế về TTHC cũng giống như luật pháp, mỗi khi các mối quan hệ kinh tế thay đổi thì các TTHC cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Bời vì, các mối quan hệ kinh tế là bộ phận của cơ sở hạ tầng. Luật pháp, thể chế, TTHC là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin thì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, khi cơ sở hạ tầng thay đổi, kiến trúc thượng tầng cũng phải thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng, định hướng cho cơ sở hạ tầng phát triển. Đối với các quận, huyện mặc dù các mối quan hệ kinh tế là yếu tố quyết định đối với cải cách TTHC. Tuy nhiên, cải cách TTHC lại là vấn
đề định hướng cho đổi mới kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Do vậy, muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế thì UBND các quận, huyện cần đẩy mạnh cải cách TTHC trên các phương diện như: Xây dựng bộ máy hành chính năng động, cởi mở, hiệu quả, nhạy bén với yêu cầu của tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Thứ ba, tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ: Cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đã và đang phát triển mạnh mẽ, những tác động của công nghiệp 4.0 yêu cầu áp dụng vào hoạt động cải cách TTHC. Nhờ có cơng nghiệp mà TTHC đối với người dân và doanh nghiệp đơn giản hóa, vấn đề chuyển hồ sơ, lưu trữ hồ sơ, xử lý tài liệu rất tiện lợi; cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm cho cán bộ công chức, viên chức của các quận, huyện, nhất là những người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn các quận, huyện phải thay đổi tư duy và cách nhận thức. Nhờ có sự phát triển của cơng nghệ số 4.0 làm chuyển đổi thể chế hành chính, từ cơ chế nền hành chính “mệnh lệnh”, “xin - cho” sang nền hành chính “phục vụ”; coi người dân và doanh nghiệp thực sự là “đối tác”, “khách hàng” trong cung cấp dịch vụ hành chính cơng. Việc đánh giá dịch vụ hành chính cơng của các quận, huyện dựa vào một trong những tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Cuộc cách mạng 4.0 đã góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng nền hành chính điện tử, góp phần giải quyết các TTHC nhanh hơn rất nhiều, rút ngắn thời gian, giảm chi phí của người dân và doanh nghiệp, tăng các yếu tố tích cực, giảm thiểu những yếu tố thách thức trong tiến trình cải cách TTHC của các quận, huyện.
1.4. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn một số quận thuộc thành phố Hà Nội