7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát chung về quận Cầu Giấy
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư của quận Cầu Giấy
Vị trí địa lý: Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội. Phía Đơng
tiếp giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình; phía Tây giáp huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm); phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ.
Điều kiện lịch sử: Xưa kia, quận Cầu Giấy là một phần của huyện Từ
Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây, sau năm 1831 thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội; cuối năm 1889 thuộc tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Nội. Năm 1915 sát nhập vào tỉnh Hà Đơng; Năm 1918 thuộc phủ Hồi Đức, tỉnh Hà Đông. Đầu năm 1943 Cầu Giấy lại tách khỏi tỉnh Hà Đông và thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 quận Cầu Giấy thuộc khu Đại La, ngoại thành Hà Nội; từ năm 1954 thuộc quận ngoại thành Hà Nội. Năm 1961 Hà Nội mở rộng địa giới, bỏ các quận, lập ra 04 khu phố nội thành và 04 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại. Từ tháng 11/1996 quận Cầu Giấy được thành lập theo Nghị định 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ (chính thức đi vào hoạt động từ 01/09/1997) bao gồm 04 thị trấn (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Cầu Giấy) và 03 xã (Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà) tách ra từ huyện Từ Liêm. Đến nay, quận Cầu Giấy gồm 08 phường với diện tích 12.44 km². Dân số năm 2020 là 292.536 người, mật độ dân số đạt 23.516 người/km².
2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phịng quận Cầu Giấy
- Tình hình kinh tế: Năm 2020 “tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận ước
đạt 167.904 tỷ đồng tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước” [2]. Theo thống kê năm 2020, “tổng thu ngân sách quận ước đạt 6.696.602 tỷ đồng” [2].
Hiện trên địa bàn quận Cầu Giấy có 19.041 doanh nghiệp đang hoạt động. Mặc dù tình hình dịch bệnh SASR-CoV-2 trong 02 năm trở lại đây có những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, để thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, UBND quận Cầu Giấy đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19. Qúy I, quý II năm 2021 kinh tế của quận mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2020.
Kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục có những bước tăng trưởng, mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ lệ thương mại - dịch vụ so với công nghiệp - xây dựng, đúng với đặc trưng của quận đô thị. Tỷ lệ thương mại dịch vụ chiếm khoảng 55%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 45% trong đó cơng nghiệp sản xuất chiếm khoảng 10%, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 10%. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế tăng bình quân 15%. Nhiều trung tâm dịch vụ thương mại lớn được hình thành thay thế các cơ sở sản xuất công nghiệp như: Trung tâm thương mại Discovery Complex 302 Cầu
Giấy; trung tâm thương mại Vincom Trần Duy Hưng; trung tâm thương mại Indochina Plaza Hanoi; siêu thị Lotte Cầu Giấy; siêu thị CTM Cầu Giấy; siêu thị Điện Máy Xanh Cầu Giấy v.v...
Theo tổng kết của Đảng bộ quận Cầu Giấy nhiệm kỳ 2015 - 2020 “Kết quả, dịch vụ - thương mại chiếm tỷ trọng 61,69%, công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 38.31%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn này đạt 34.601 tỷ đồng, bằng 198% so với giai đoạn trước” [27].
Kinh tế tập thể có những bước phát triển mạnh mẽ cả về tổ chức và quản lý; quận luôn tạo ra môi trường, cơ chế thu hút nguồn nhân lực trẻ có trình độ, đồng thời tăng cường trang bị công nghệ mới tạo ra những sản phẩm chất lượng có sức cạnh tranh trên thị trường, giá trị sản xuất bình quân tăng 16,6%/ năm.
Kinh tế tư nhân phát triển cả về số lượng và quy mơ, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách, giá trị sản xuất bình quân tăng 9,5%/ năm. Năm 2020 “Tổng số tồn quận đã có 19.755 doanh nghiệp và 9.550 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động” [44].
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, giải trí, tăng 18%/ năm.
Thu chi ngân sách trên địa bàn quận đạt kết quả tốt: Tổng thu ngân sách trong 05 năm hoàn thành và vượt chỉ tiêu của thành phố giao. Thu - chi ngân sách của quận “giai đoạn 2016 - 2020 ước thực hiện 12.418 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 1.847 tỷ đồng” [5, tr.33].
Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh SASR-CoV-2 “quận Cầu Giấy đã hồn thành vượt mức dự tốn thu ngân sách nhà nước với tổng số thu là 7.280 tỷ 771 triệu đồng/6.746 tỷ 660 triệu đồng dự toán, đạt 107,9% dự toán pháp lệnh” [18]. Để đạt được thành tích này là do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ và UBND quận Cầu Giấy. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến kéo dài, phức tạp UBND quận thu - chi ngân sách cân đối, hợp lý, tiết kiệm, đúng mục tiêu, đúng định mức, đúng tiêu chuẩn, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thường xuyên, đột xuất. Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, hiệu quả, không dàn trải.
- Tình hình xây dựng: Quản lý đơ thị được tập trung chỉ đạo, diện mạo đô
thị có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực.
Cơng tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội được chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm. Quận đã chủ động phối hợp với các sở, ban ngành của thành phố làm tốt cơng tác tun truyền, giải phóng mặt bằng, đảm bảo các dự án của Trung ương, thành phố triển khai trên địa bàn quận hoàn thành đúng tiến độ đề ra, cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết tình trạng ách tắc giao thông. Các dự án nổi bật như: Khu vực vành đai 3, phường Mai Dịch, phường Dịch Vọng, phường Yên Hịa...
Cơng tác quản lý, đảm bảo trật tự an tồn giao thơng, văn minh đô thị được quan tâm giải quyết kịp thời. Công tác quản lý trật tự xây dựng được đẩy mạnh, kỷ cương cũng được tăng cường. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước được chỉ đạo thường xun, hồn thành khối lượng cơng việc lớn. Cơng tác giải phóng mặt bằng, đền bù, giải tỏa được triển khai thực hiện hiệu quả tích cực.
- Cơng tác văn hóa, thơng tin, tuyên truyền: Được đổi mới phù hợp với
tốc độ phát triển của cơng nghệ, bám sát hồn cảnh cụ thể và phục vụ tốt nhiệm vụ của quận. Phong trào toàn dân đồn kết xây dựng khu phố văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, thực hiện nếp sống văn minh đường phố cũng như trong lễ hội; việc tang, việc cưới được triển khai nghiêm túc, nhân dân đồng thuận, tự giác thực hiện.
Phong trào thể dục thể thao được phát triển rộng rãi, các khu dành cho thể dục, thể thao từng bước được cải tạo hoàn thiện, trở thành nếp sống sinh hoạt văn hóa của đơng đảo các tầng lớp nhân dân.
- Công tác giáo dục đào tạo: Phát triển cả về quy mô và chất lượng. Ngành giáo dục quận nhiều năm liền là đơn vị xuất sắc, dẫn đầu trong phong trào giáo viên giỏi, học sinh giỏi của thành phố. “Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên được nâng cao gắn với quy hoạch phát triển
nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, thu hút sinh viên thủ khoa về công tác tại quận. Nhiều giáo viên và học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi các cấp năm 2019, là năm thứ 11 quận liên tiếp dẫn đầu thành phố kết quả thi vào lớp 10” [5, tr.38-39].
- Công tác lao động, thương binh xã hội: Được quan tâm thường xuyên, đảm
bảo đúng quy định, thiết thực, hiệu quả, quận đã xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt trên 20 tỷ đồng, Quỹ vì người nghèo trên 30 tỷ đồng, Quận cịn trích thêm 10 tỷ đồng để thăm, tặng quà các đối tượng chính sách, người có cơng.
Cơng tác hỗ trợ cho những hộ kinh doanh, người lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh SASR-CoV-2 cũng được quan tâm.
Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, các chương trình, mục tiêu quốc gia về dân số, gia đình và trẻ em được triển khai tích cực, có nhiều tiến bộ. Đến nay 08/08 phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn mới.
Công tác đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội được các cấp chính quyền, cấp ủy, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, nhân dân phối hợp hoạt động. Từ năm 2020 đến nay đã khởi tố 1.320 vụ án, bắt giam 1.215 đối tượng liên quan đến ma túy, không để phát sinh các tụ điểm ma túy mới.
- Tình hình chính trị, an ninh - quốc phịng:
Tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng được củng cố, tăng cường, đảm bảo an tồn tuyệt đối các sự kiện chính trị và kỷ niệm những ngày lễ lớn, thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc ngày càng đi vào chiều sâu và tạo thế an ninh nhân dân vững chắc. Cơng tác quốc phịng, qn sự ở địa phương được chú trọng.
2.1.3. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phịng đến cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội cách hành chính nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Từ tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phịng nêu trên cho thấy có sự ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình cải cách hành chính nhà nước tại
quận Cầu Giấy. Quận tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính được xác định là một khâu đột phá và đã được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành của quận theo hướng đơn giản hóa, tạo mơi trường thuận lợi, thơng thống cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân.
Đặc biệt, cơng tác hiện đại hóa nền hành chính, thực hiện chuyển đổi sang kỹ thuật số, làm căn cước cơng dân gắn chíp điện tử đã tạo ra một bước đột phá trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân. Việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thơng đạt được kết quả tích cực, việc giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện, giảm thiểu tình trạng chậm muộn, nhũng nhiễu, tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt trên 95%, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ chế kiểm tra, giám sát cũng được tiến hành thường xuyên.
Quận Cầu Giấy coi công tác cải cách cán bộ công chức là khâu đột phá, được tập trung chỉ đạo. Cải cách hành chính cơng cũng đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đại hội Đại biểu lần thứ VI của quận xác định “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả của chính quyền các cấp, bồi dưỡng năng lực và nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái đội phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ Quận đến phường” [5, tr.15-16]. UBND quận xác định tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được Ban Thường vụ Quận ủy và UBND quận thực hiện nghiêm túc. Nhờ sự tinh giảm biên chế, đến nay biên chế của quận đã làm thay đổi lề lối, phương thức làm việc của các cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước. Cơ chế, thể chế, chính sách khung pháp lý về xây dựng nền hành chính điện tử của quận dần được hoàn thiện. Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã tạo lập nền tảng chính quyền điện tử tại UBND quận được xây dựng, vận hành, tạo sự thay đổi rõ rệt về phương thức làm việc trong cơ quan của quận cũng như giải quyết thủ tục hành
kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng. Các khâu trong công tác cán bộ được chỉ đạo thực hiện đồng bộ, đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định của Luật cán bộ, cơng chức, chú trọng nâng cao trình độ, năng lực thực thi cơng vụ và chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cải cách hành chính, thanh tra cơng vụ.
Công tác xây dựng tổ chức bộ máy từ quận tới phường cải cách hành chính theo hướng chú trọng vào năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ công chức các phường từng bước được nâng lên và có hiệu quả. UBND quận và các UBND cấp phường đã chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình cơng tác bám sát chỉ đạo vào chủ đề công tác từng năm của thành phố.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND quận Cầu Giấy
Cơ cấu tổ chức tại UBND quận Cầu Giấy gồm 01 chủ tịch, 03 phó chủ tịch, 14 phịng ban và 08 phường. Mỗi một phịng có chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức hành chính tại UBND quận Cầu Giấy
Văn phịng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Tham mưu tổng hợp
dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, UBND và các cơ quan nhà nước ở quận; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực như chính quyền địa phương; tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, cơng chức phường, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo, thi đua - khen thưởng.
Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; chứng thực, hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hịa giải ở cơ sở và các cơng tác tư pháp khác.
Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực đăng ký kinh doanh; tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
Phịng Tài ngun - Mơi trường: Tham mưu, giúp UBND quận, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về mơi trường; khí tượng, thủy văn; tài ngun đất; tài nguyên nước; tài nguyên khống sản; đo đạc, bản đồ.
Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp UBND quận
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; lao động, việc làm, dạy nghề; an toàn lao động; người có cơng, bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phịng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
Phịng Văn hóa và Thơng tin: Tham mưu, giúp UBND quận thực hiện
chính, viễn thơng và Inertnet; cơng nghệ thơng tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
Phịng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp UBND quận thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm mục tiêu, chương trình nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản