c. Quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở
1.3.2. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước dự án phát triển nhà ở bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước của Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
ngoài ngân sách nhà nước của Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Thời gian qua, nhiều dự án trên địa bàn đã được đầu tư đưa vào sử dụng, góp phần hiện thực hóa quy hoạch xây dựng đơ thị, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó cịn tồn tại các dự án được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư trước ngày 1/7/2014 (ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành) nhưng nhà đầu tư chưa triển khai theo tiến độ được phê duyệt, phải thực hiện điều chỉnh tiến độ hoặc gia hạn sử dụng đất.
UBND Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã chủ động kiểm tra, rà soát các dự án chậm triển khai trong các khu đô thị, khu nhà ở trên địa bàn, đề xuất UBND thành phố thu hồi giao cho địa phương đầu tư xây dựng. UBND Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra, kiểm tra, rà soát 36 dự án (14 dự án nhà ở; 6 dự án trường học, nhà trẻ, bệnh viện, trung tâm dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ; 10 dự án văn phòng, khách sạn, khu trưng bày sản phẩm; 6 dự án bãi đỗ xe...) đã được giao đất, với diện tích 111,6 ha; Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát 12 dự án chưa có quyết định giao đất.
Theo báo cáo số 57/BC-HĐND của HĐND thành phố ngày 17/7/2020, sau khi thực hiện giám sát, tại thời điểm này Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có 4 dự án chậm được triển khai.
UBND Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thực hiện báo cáo trên trong thời gian nhiều năm qua nhưng phần lớn các dự án đã được giám sát vẫn bị chậm tiến độ. Nguyên nhân mà quận đưa ra là do một số dự án phải điều chỉnh quy hoạch phân khu, do vậy chủ trương đầu tư hết thời hạn phải xin điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Một số dự án chuyển tiếp từ Luật Đất đai 2003 sang Luật Đất đai năm 2013, đã có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng vẫn tiếp tục phát sinh vướng mắc chính sách về đất dịch vụ, dẫn đến phát sinh đơn thư, khiếu kiện ảnh hưởng đến tiến độ, thời
gian thực hiện.
Cơng tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất gặp nhiều khó khăn, giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thấp hơn giá đất các chủ đầu tư thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên một số hộ dân chậm phối hợp thực hiện. Một số dự án phải điều chỉnh theo quy hoạch phân khu đơ thị.
Ngồi ra, một số nhà đầu tư có năng lực cịn hạn chế, chưa tích cực phối hợp với các sở, ngành của thành phố và quận để hoàn thiện hồ sơ thủ tục theo quy định. Có nhà đầu tư cịn khơng liên hệ với quận để tổ chức giải phóng mặt bằng...
Có khoảng 7 dự án đã được kiểm tra, thanh tra, giám sát của HĐND qua nhiều năm nhưng đến nay không chuyển biến, vẫn chậm trễ; Trong đó có nhiều dự án rất quan trọng, phục vụ nhu cầu cấp bách của thành phố. Thành phố đang muốn khơi thông nguồn lực phát triển, an sinh xã hội nhưng nhiều dự án thì vẫn bị "đắp chiếu".
Năm 2020, tại quận có 4 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật, đến nay, quận báo cáo có 3 dự án. Nhiều dự án tiếp tục được gia hạn, kéo dài, hoặc khơng có chủ trương đầu tư; 1 dự án chưa được giao đất, sau rất nhiều năm, trong khi đều là “lô đất vàng”, chủ đầu tư đã “cầm” bao nhiêu năm gây lãng phí, sử dụng khơng hiệu quả.
UBND TP đã chỉ đạo rà sốt mọi dự án ngồi ngân sách trên địa bàn, thanh tra 3 dự án mà HĐND TP đã kiến nghị, đang tiếp tục có kết luận cho từng dự án - đây là kết quả tích cực hơn rất nhiều so với những năm trước. UBND TP cũng đã rà soát, cho quyết định chấm dứt ngay 4 dự án có vi phạm, đến nay đã chấm dứt 3 dự án. Từ khi HĐND TP giám sát, TP đã thu hồi trên thực địa 2/3 dự án đã có quyết định, đưa ra khỏi danh sách những dự án vi phạm với 81/39 dự án, đạt 22%; xác định nghĩa vụ tài chính, bổ sung cho 3/6 dự án mà HĐND TP kiến nghị… Đáng hoan nghênh, Sở TN&MT công khai trên trang thông tin điện tử mọi trường hợp vi phạm, đã tác động đến DN, được người dân theo dõi. Đây là nỗ lực của UBND TP và các sở, ngành với một việc khó như vậy.