Đối với các Sở, Ban, Ngành tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 108 - 113)

c. Quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở

3.3.3. Đối với các Sở, Ban, Ngành tỉnh Hà Nam

Kiến nghị Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam - cơ quan đầu mối tổng hợp thông tin xây dựng, quản lý và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản - thiết lập và duy trì một đầu mối cung cấp thơng tin cho các nhà đầu tư, tránh tình trạng nhiều đầu mối khơng thống nhất, khó quản lý

và sử dụng hiệu quả nguồn lực, các lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư. Thường xuyên cập nhật thông tin đầu tư, cập nhật những văn bản mới, văn bản hết hiệu lực cũng như sự thay đổi của các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này để dễ quản lý cũng như để mọi người đều có thể nắm bắt hết tình hình đầu tư vào nhà ở nói chung và dự án nhà ở nói riêng.

Kiến nghị Sở Tài nguyên - Môi trường sớm ban hành văn bản hướng dẫn Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoàn thiện các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định về quy định của pháp luật về đất đai.

Kiến nghị Sở Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục kiểm tra, thẩm định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư và quyết tốn nghĩa vụ tài chính của các dự án nhà ở.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở kết quả đánh giá những thuận lợi, thành công, những vướng mắc, bất cập hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong cơng tác QLNN đối với các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ở chương 2, chương 3 này tác giả đã đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác QLNN đối với các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Trong đó, luận văn tập trung vào các nhóm giải pháp về hồn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước; hồn thiện cơng tác quy hoạch, kế hoạch, phê duyệt dự án, công tác quản lý về chất lượng xây dựng nhà ở, hồn thiện cơng tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng nhà ở... Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan như Chính phủ, UBND thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, và các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Hà Nam.

KẾT LUẬN

Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản khơng thể thiếu đối với mỗi người, mỗi gia đình. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu về nhà ở của người dân ngày một tăng. Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình phát triển nhà ở của các địa phương. Trong đó, phát triển nhà ở theo mơ hình dự án là hình thức chủ yếu của loại hình nhà ở này. Các dự án phát triển nhà ở hay bất cứ dự án xây dựng nào tại địa phương đều làm phát sinh công tác QLNN về hoạt động này. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với các dự án phát triển nhà ở, từ luận văn có thể rút ra những kết luận sau đây: (1) Trên cơ sở nội dung công tác QLNN đối với các dự án phát triển nhà ở, dựa trên số liệu thứ cấp được công bố và kết quả điều tra xã hội học, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, rút ra được những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện dự án, bao gồm 5 vấn đề sau: Hà Nam chưa ban hành văn bản Hướng dẫn thực hiện thủ tục đầu tư dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam để thống nhất quản lý; (2) Hà Nam chưa có kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm, cũng như chưa có danh mục các dự án phát triển nhà ở kêu gọi đầu tư trong năm; công tác lựa chọn chủ đầu tư chưa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định; tác kiểm tra, giám sát quá trình thi cơng kết cấu hạ tầng dự án phát triển nhà ở chưa được quan tâm; (3) Công tác quản lý kê khai, thu thuế đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam nhưng có trụ sở chính ở ngồi tỉnh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do: tình hình phát triển nhà ở trên địa bàn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam vẫn còn trầm lắng; (4) Phong tục tập quán trong xây dựng nhà ở của người dân Hà Nam; sự thiếu đồng bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật; các cấp chính quyền cịn chậm việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và bộ máy QLNN đối

với các dự án phát triển nhà ở còn cồng kềnh; (5) Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đề xuất 5 nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN đối với các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu và nêu lên một số đánh giá cũng như đề xuất ý kiến về những vấn đề cơ bản nhất. Với thời gian hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các nhà khoa học để đề tài có thể được hồn thiện tốt nhất góp phần thực hiện có hiệu quả cơng tác QLNN đối với các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)