9. Cấu trúc luận văn
1.3. Đặc điểm loại hình trường Tiểu học và Trung học cơ sở theo yêu
theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Việc sáp nhập giúp các điểm trường tận dụng, khai thác, phát huy hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị hiện có, theo đó, khắc phục được tình trạng thừa, thiếu phòng học giữa các điểm trường trong cùng địa bàn. Giúp các nhà trường chủ động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, việc tuyển sinh trên địa bàn đảm bảo cho phân vùng tuyển sinh phù hợp.
Theo điều và 4 tại thông tư 32 ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định như sau:
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thơng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. 5. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội. 6. Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.
7. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
10. Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Loại hình và hệ thống trường trung học
1. Trường trung học được tổ chức theo hai loại hình: cơng lập và tư thục. a) Trường trung học công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường xuyên của trường trung học công lập chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm.
b) Trường trung học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập theo quy định của pháp luật. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường trung học tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
2. Trường trung học có một cấp học: a) Trường trung học cơ sở.
3. Trường phổ thơng có nhiều cấp học: a) Trường tiểu học và trung học cơ sở.
b) Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
c) Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. 4. Trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác:
a) Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. b) Trường trung học phổ thông chuyên, trường năng khiếu.
c) Trường, lớp dành cho người khuyết tật. d) Trường giáo dưỡng.
đ) Cơ sở giáo dục khác.
Với những đặc điểm nêu trên thì các trường mà tác giả tiến hành khảo sát là các trường thuộc trường THCS có nhiều cấp học và trường THCS thuộc huyện Yên Sơn. Các trường ở đây đều có những đặc điểm thuộc diện trường có đặc điểm dân cư thưa thớt nên số lượng học sinh ít, diện tích trường cũng đáp ứng một phần nào nên gộp 2 cấp học lại với nhau. Tiếp theo là về đội ngũ giáo viên đã được tinh giảm, giáo viên sẽ kiêm nhiệm môn học phụ trách của cả 2 cấp học.
1.4. Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 và yêu cầu đặt ra đối với thiết bị dạy học và công nghệ, quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
1.4.1. Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Chương trình giáo dục phổ thơng là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thơng.
Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thơng đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mơ hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hóa
Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.
Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hịa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thơng qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.
Chương trình giáo dục phổ thơng bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thơng với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.
Chương trình giáo dục phổ thơng được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là: Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình. Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học- công nghệ và yêu cầu của thực tế. [2]
1.4.2. Yêu cầu đặt ra đối với quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trườngTiểu học và Trung học cơ sở. Tiểu học và Trung học cơ sở.
1.4.2.1. Yêu cầu đặt ra đối với Hiệu trưởng trong quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
Căn cứ vào các quy định pháp lý về trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý TBDH và CN và yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018, Hiệu trường trường Tiểu học và Trung học cơ sở (trường phổ thông nhiều cấp học) cần phải thực hiện các bước sau:
1. Phân tích tình hình cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường, đối chiếu với những quy định và yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục 2018; tổ chức đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ trong dạy học giáo dục nhà trường về số lượng, chủng loại và chất lượng. Xác định nhu cầu đầu tư, mua sắm, bổ sung, sử dụng TBDH và CN trong dạy học theo yêu cầu triển khai CTGDPT 2018 ở cấp TH và THCS.
2. Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thiết bị, cơng nghệ nhà trường xác định nhu cầu đầu tư, mua sắm bổ sung, sửa chữa, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ trong dạy học theo yêu cầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Rà sốt lại các phịng học bộ mơn (theo quy định tại Thơng tư 14/2020/TT-BGDĐT) của trường phổ thơng có nhiều cấp học, để có kế hoạch cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới. Rà sốt, bổ sung để đảm bảo đủ phòng học theo yêu cầu 0,6 phòng/1 lớp đối với cấp TH và THCS.
3. Xây dựng tiêu chuẩn, định mức thiết bị chuyên dùng theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2019/TT-BGDĐT và xây dựng tiêu chuẩn, định mức diện tích chun dùng theo hướng dẫn tại Thơng tư 13/2020/TT-BGDĐT. Đối với việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Căn cứ quy mô học sinh, số lớp và các quy định trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác định số lượng, đảm bảo đủ thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học, giáo dục và chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục. Đối với thiết bị khơng có trong danh mục thiết bị dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần căn cứ theo các nguyên tắc sau: Phù hợp với nội dung chương trình và các hoạt động giáo dục; Theo định hướng phát triển của cơ sở giáo dục để đạt được các mức độ đạt chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị trong từng giai đoạn; Quy mô học sinh, số lớp; Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học; Nhu cầu sử dụng thực tế; Điều kiện về cơ sở vật chất để lắp đặt, bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị.
4. Chủ trì xây dựng kế hoạch xây dựng, mua sắm, bổ sung TBDH và CN trong dạy học, giáo dục trên cơ sở nhu cầu đã xác định và cân đối nguồn tài chính để thực hiện; Phê duyệt dự tốn hoặc trình cấp trên phê duyệt theo quy định để tổ chức thực hiện; Triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng, mua sắm, bổ sung TBDH và CN sau khi được phê duyệt; Kiểm tra giám sát việc thực hiện; Tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận; Chỉ đạo kế toán vào sổ theo dõi tài sản TBDH và CN mới; Thanh lý các hợp đồng xây dựng, mua sắm và quyết tốn tài chính theo quy định. Hiệu trưởng quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng CSVC từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiệu trưởng cũng cần tham mưu với cấp có thẩm quyền mua sắm bổ sung đủ và đảm bảo tối thiểu bằng với các quy định tại Thông tư quy định danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ GDĐT để thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới. Các thiết bị phải được trang bị cho các nhà trường trước khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới.
5. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch mua sắm, sửa chữa bổ sung tiếp nhận và sử dụng, huy động thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
6. Nhà trường đã tổ chức sắp xếp các khối phòng trong trường để phân loại và bố trí sử dụng đảm bảo yêu cầu cho việc dạy học 2 buổi/ ngày cho tất cả các khối lớp ngay trong năm học 2020-2021; trường cũng đã tham mưu của chính quyền địa phương, phịng Giáo dục Đào tạo xây dựng các hạng mục phụ trợ còn thiếu nhằm đảm bảo điều kiện tổ chức các HĐGD trong năm học tiếp theo.
7. Tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng, bảo quản TBDH và CN trong dạy học, giáo dục cho giáo viên và cán bộ thiết bị của trường; bố trí để giáo viên đứng lớp, nhân viên thiết bị, thí nghiệm tham gia tập huấn, bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học theo nội dung chương trình và sách giáo khoa.
8. Ban hành các quy định cụ thể về khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH và CN phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện của Trường; chỉ đạo việc thực hiện để khai thác sử dụng hiệu quả TBDH và CN trong dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo yêu cầu CTGDPT 2018.
9. Giám sát đánh giá việc mua sắm, sửa chữa, tiếp nhận sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học nhằm đáp ứng tốt nhất cho việc tổ chức các HĐGD của nhà trường. Chỉ đạo việc kiểm tra, kiểm kê TBDH và CN thường xuyên theo quy định của quản
lý tài sản; Thực hiện đánh giá, khấu hao, thanh lý TBDH và CN theo quy định của Nhà nước.
1.4.2.2. Yêu cầu đánh giá thực trạng TBDH và CN trong dạy học, giáo dục học sinh để thực hiện CTGDPT 2018 ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
Để đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục để thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở trường tiểu học. Cán bộ quản lý trường tiểu học có thể thực hiện theo quy trình gồm 3 bước:
Bước 1: Phân tích thực trạng cơ sở vật chất thiết bị tấn cơng nghệ hiện có của nhà trường.
Bước 2: Đối chiếu với quy định, yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cơng nghệ theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 và kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Bước 3: Xác định vấn đề ưu tiên trong phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ phục vụ dạy học, giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018
Tại bước 1: Phân tích thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục hiện có của trường tiểu học cán bộ quản lý trường tiểu học cần truy cập thông tin về số lượng cơ sở vật chất, thiết bị và cơng nghệ hiện có của nhà trường; phân tích tình trạng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục của nhà trường trên các khía cạnh:
1. Tần suất sử dụng, 2. Chất được sử dụng
3. Nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục của nhà trường
Tại bước 2: Đối chiếu với quy định, yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cơng nghệ theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 và kế hoạch giáo dục của trường tiểu học; cán bộ quản lý trường tiểu học cần: