Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 85 - 87)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp biện pháp quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 được đề xuất phải xuất phát từ việc thu thập và xử lý thông tin thực trạng về các Nhà trường, thực trạng từ việc trang bị, mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH và CN. Tránh tình trạng khi tiến hành thiết kế các biện pháp mà xa rời thực tế, chưa phù hợp với các Nhà trường, chưa phù hợp với mục tiêu giáo dục từ đó dẫn đến việc sử dụng và quản lý TBDH và CN sẽ không đem lại hiệu quả giáo dục.

Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế của Nhà trường, khuyến khích phát huy những điểm mạnh, hạn chế được những điểm yếu để nâng cao việc quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 khi xây dựng cần đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ giữa các biện pháp được đề xuất. Điều đó có nghĩa các biện pháp đều có mối liên hệ với nhau, có tính liên kết chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong giải quyết các công việc của Nhà trường và tạo thành một thể hoàn chỉnh.

Đồng thời, các biện pháp được để xuất cần phù hợp với mục tiêu, nội dung, các điều kiện thực tiễn về cơ sở vật chất, môi trường giáo dục, thực tiễn hoạt động sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ tại các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp mà tác giả đề xuất đều được nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan, đảm bảo tính khả thi giữa nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn tại các cơ sở giáo dục, nhất là các trường Tiêu học và THCS huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Nghiên cứu các biện pháp dựa trên tính hiệu quả của các biện pháp đã được đề xuất từ trước đó, lựa chọn đánh giá tính khả thi của các biện pháp đó là cơ sở để đề xuất các biện pháp mới.

3.2.4. Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện và phát triển

Dựa vào đặc điểm tình hình, điều kiện về CSVC, trình độ, khả năng thực tế của đội ngũ giáo viên trong tổ chức thực hiện quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các biện pháp được xem xét, kế thừa, đổi mới cho phù hợp, khơng máy móc, rập khn. Các biện pháp đó phải chỉ thực sự có ý nghĩa và mang lại hiệu quả thiết thực khi được triển khai một cách hợp lý và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn, phù hợp với khả năng quản lý của đội ngũ CBQL, giáo viên ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Sơn.

3.3. Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học và côngnghệ ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w