Quản lý việc mua sắm, đầu tư thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.6. Nội dung quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu

1.6.1. Quản lý việc mua sắm, đầu tư thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu

Tiểu học và Trung học cơ sở theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Hiệu trường lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học và cơng nghệ trình cấp quản lý. Đầu năm học, hiệu trưởng cần phải lập kế hoạch trình lên phịng giáo dục,

sở giáo dục để tham mưu đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tại đơn vị mình, có thể huy động đến các tổ chức bên ngoài để việc mua sắm đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu

trưởng Nhà trường có trách nhiệm báo cáo việc đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học và công nghệ đến các cơ quan quản lý các cấp và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên về tình hình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ. Chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình các đơn vị có chức năng giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng tài trợ tại cơ sở giáo dục nếu được yêu cầu.

Xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học và cơng nghệ, hạch tốn kinh phí phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường. Việc lập kế hoạch mua sắm thiết bị phải dựa vào việc đánh giá thực trạng thiết bị dạy học và cơng nghệ của năm học đó. Đó là thực trạng về số lượng, chất lượng, nhu cầu sử dụng của các môn học, của các giáo viên. Phải phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể của năm học. Phân công trách nhiệm cụ thể tới nhân viên thiết bị. Tiến hành việc huy động các nguồn lực để mua sắm các thiết bị hiện đại.

Yêu cầu nhân viên thư viên khảo sát nhu cầu sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ của các tổ bộ môn, giáo viên: Nhân viên thư viện tiến hành khảo sát định

kỳ Giáo viên về việc nhu cầu sử dụng thiết bị dạy học và cơng nghệ, để có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng, thiết bị đủ về số lượng đăng kí, phục vụ tốt cho các tiết học đó. Từ q trình thực hiện kế hoạch, thời gian sử dụng, thiết bị được sử dụng phải đúng với mục đích, nội dung và phương pháp dạy học.

Hiệu trường cùng nhân viên thư viện tiến hành nghiệm thu các thiết bị đã được mua mới. Công tác nghiệm thu phải được hiện một cách minh bạch, cơng

khai, có biên bản nghiệm thu rõ ràng, có chữ kí xác nhận của nhân viên thư viện và cán bộ chịu trách nhiệm nhiệm thu. Khi tiến hành nghiệm thu thiết bị dạy học và cơng nghệ phải dựa theo các tiêu chí sau: Tên thiết bị, tiêu chuẩn, kĩ thuật cơ bản, số lượng, chất lượng, hình thức, khả năng sử dụng, thời gian bảo hành,…

Tiến hành kiểm tra về số lượng, chất lượng của thiết bị dạy học và công nghệ khi được mua mới, cơng khai chất lượng, giá cả. Nguồn kinh phí của kế hoạch

mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học và cơng nghệ từ nhiều nguồn ngân sách khác nhau. Vì vậy, kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị dạy học và cơng nghệ thực hiện cơng khai, theo trình tự, thủ tục do pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan quy định. Đảm bảo tự nguyện, cơng khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình qn, khơng coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo;

Hiệu trường u cầu kế tốn lập dự tốn kinh phí để tiến hành mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học và công nghệ. Dựa vào mục tiêu của kế hoạch đầu tư, mua

sắm, tiếp nhận thiết bị dạy học và công nghệ, nhà trường sẽ xác định những hoạt động mua sắm và kết quả cần đạt tương ứng. Kế hoạch mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học và công nghệ phục vụ dạy học, giáo dục ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở đáp ứng triển khai của chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Dự tốn được kinh phí mua sắm, sử dụng các mối quan hệ để tiết kiệm trong khâu mua sắm, có thể sử dụng việc huy động các nguồn lực bên ngoài nhà trường.

Hiệu trưởng tiến hành phân công các bộ phận trong Nhà trường thực hiện việc mua sắm các thiết bị dạy học và cơng nghệ. Xác định vai trị, trách nhiệm của

từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý TBDH và CN, căn cứ và bản kế hoạch để phân cơng các bộ phận một cách hợp lí, trong đó giáo viên phụ trách cơng tác thiết bị hỗ trợ quá trình sử dụng, đồng thời cũng là người giám sát hoạt động sử dụng TBDH và CN, Tổ trưởng chun mơn, Phó hiệu trưởng sẽ phụ trách quan sát, kiểm tra tình hình sử dụng TBDH và CN. Việc phân cơng rõ nhiệm vụ cho từng cá nhân, bộ phận là khâu rất quan trọng để tiến hành các khâu tiếp theo, phân đúng người đúng việc, gắn trách nhiệm, bám sát vào mục tiêu để hoạt động mua sắm đạt hiệu quả.

Hiệu trưởng chỉ đạo nhân viên thiết bị theo dõi việc mua sắm và sắp xếp các thiết bị dạy học và công nghệ từ việc: Chỉ đạo nhân viên thiết bị theo dõi sát việc mua sắm và bài trí thiết bị dạy học và công nghệ, mua sắm theo đúng số lượng, chủng loại, phổ bố hợp lí đối với các phịng, lớp học.

Tổ chức giám sát việc mua sắm thiết bị dạy học và công nghệ theo đúng kế hoạch về số lượng, chất lượng, chủng loại của thiết bị, lắp đặt và vận hành thử. Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên tiến hành mua sắm theo đúng kế hoạch đầu năm học, trong q trình trang bị có những vấn đề gì nằm ngồi bản kế hoạch thì phải báo cáo ngay cho cán bộ phụ trách.

Yêu cầu nhân viên thiết bị tiến hành phân loại các thiết bị dạy học và công nghệ theo khối lớp, theo môn học và các thiết bị dùng chung. Nhân viên thiết bị cần có những kiến thức cơ bản về thiết bị dạy học và công nghệ, biết nhận diện thiết bị, hiểu được các tính năng của từng thiết bị. Từ đó, truyền đạt phổ biến lại cho giáo viên bộ môn. Đối với thiết bị dạy học và cơng nghệ thì có sự phân loại như sau:

Theo các tác giả Bùi Minh Hiển, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo, TBDH được chia làm bốn nhóm, theo các: [11]

+ Nhóm 1: Nhóm các thiết bị giảng dạy tham gia vào các bài thí nghiệm thực hành: nhóm thiết bị các mơn vật lý và cơng nghệ; nhóm thiết bị các mơn thể dục, âm nhạc và mỹ thuật, nhóm TBDH các mơn xã hội; nhóm thiết bị phục vụ việc dạy học mơn Tốn, mơn Tin học kết hợp với phịng học đa năng.

+ Nhóm 2: Nhóm các thiết bị phục vụ cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học: các thiết bị nghe nhìn, thiết bị trình chiếu (máy chiếu vật thể, máy chiếu 15 qua đầu, máy chiếu đa năng, đầu video, tivi và màn chiếu, bộ âm thanh thiết bị phụ trợ). Ở một số trường có máy tính xách tay được quản lý chung, hay để giáo viên mượn trong các giờ giảng. “Nhóm phương tiện sử dụng trực tiếp để dạy học gồm phương tiện truyền thông (tranh ảnh, sơ đồ, các bảng biểu, vật thật, mơ hình, maket…), phương tiện nghe nhìn (đĩa hát, băng âm thanh, phòng học tiếng anh, tấm nhựa slide, phần mềm máy tính, tivi…). “Nhóm phương tiện dùng để chuẩn bị, điều khiển lớp học như phương tiện hỗ trợ (phương tiện làm giảm nhẹ quá trình điều khiển lớp học, phương tiện nhận xử lý thông tin, chuẩn bị bài giảng, các trang bị chuyên chở, di chuyển cất giấu, treo móc các phương tiện giúp thầy giáo trình diễn), phương tiện ghi chép và kiểm tra (phương tiện tích lũy thơng tin, phương tiện kiểm tra các giai đoạn dạy học, các thiết bị sao chụp sản xuất các chương trình nghe nhìn, các chương trình máy tính ngân hàng dữ liệu), máy vi tính” [24]

+ Nhóm 3: Nhóm các thiết bị thực hành hướng nghiệp, dạy nghề kỹ thuật cho học sinh: cơng cụ sửa chữa, máy móc gia cơng cơ khí, gỗ, máy cắt gọt kim loại, máy công cụ sản xuất, vật tư, vật liệu tiêu hao;

+ Nhóm 4: Nhóm các thiết bị dùng chung cho tồn trường và phục vụ các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao: Thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, máy photocopy; thiết bị dùng cho các hoạt động chung của học sinh như máy ghi hình, máy chụp ảnh, phương tiện đi lại các máy tập thể dục thể thao; Thiết bị để bảo quản thiết bị như tủ đựng thiết bị, giá, kệ…

1.6.2. Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

u cầu nhân viên thiết bị phối hợp với các giáo viên (chủ nhiệm và bộ môn) lên kế hoạch nhu cầu sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ. Nhà trường cần xây

động giáo dục cho mỗi khối lớp. Hiệu trưởng cùng Tổ chuyên môn nghiên cứu CTGDPT của các môn học để lập ra kế hoạch sử dụng cho từng môn học, từng hoạt động giáo dục của mỗi khối lớp (số lần sử dụng, số giờ sử dụng) để có sự chuẩn bị thiết bị và công nghệ trước khi bước vào năm học. Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên kiêm nhiệm có thể lập thời gian biểu sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ cho từng tuần cho từng khối lớp.

Quy định các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ. Chỉ đạo giáo

viên sử dụng thiết bị dạy học và cơng nghệ để đổi mới hình thức, phương pháp dạy học. Khai thác sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy cho các môn học, các phần mềm multimedia dạy học, phần mềm trị chơi dạy học Tốn, Tiếng Anh…; Ứng dụng quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; Ứng dụng hỗ trợ xếp thời khóa biểu; Ứng dụng soạn bài giảng điện tử (authoring tools); Ứng dụng mơ phỏng, phần mềm thí nghiệm ảo; Ứng dụng học tập trực tuyến (e-learning); Kho tài liệu, giáo án, bài giảng, học liệu điện tử. Các ứng dụng hỗ trợ dạy - học và kiểm tra, đánh giá khác; Khai thác kho học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử, phần mềm mơ phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học,..).

Tổ chức, bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ. Xây

dựng kế hoạch tổ chức tập huấn cho nhân viên thiết bị, thí nghiệm; bồi dưỡng giáo viên đứng lớp để sử dụng được thiết bị dạy học theo yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học và công nghệ phục vụ dạy học, giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cho giáo viên và nhân viên, trong đó chú trọng đến các thiết bị thí nghiệm đặc thù như hóa chất, các thiết bị hiện đại như phần mềm ứng dụng, máy móc kỹ thuật, thiết bị nghe nhìn trên lớp học; Cách thức bảo quản các thiết bị dễ hư hỏng, dễ vỡ.

Chỉ đạo giáo viên sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học và công nghệ qua các tiết học. Khuyến khích giáo viên linh hoạt sáng tạo, tiết kiệm, hiệu quả thiết bị dạy

học và công nghệ; phát huy ứng dụng Cơng nghệ thơng tin hiệu quả; tích cực sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy học; cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên…

Các trường Trung học cơ sở được trang bị phịng máy tính, tuy nhiên chỉ nhằm mục đích cho học sinh thực hành mơn tin học hoặc ứng dụng trong cơng tác lưu trữ, quản lí hồ sơ nhân sự hay trợ giúp việc thi cử. Thực tế đã bỏ phí rất nhiều

tiềm năng của máy tính, chưa khai thác hết những ứng dụng Cơng nghệ thông tin phục vụ dạy học, giáo dục.

Nhà trường tiến hành khai thác những phần mềm miễn phí hoặc liên kết với các trường trên địa bàn để cùng nhau phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và giáo dục.

Đối với các phần mềm hiện đại và có bản quyền, nhà trường có thể liên kết với các cơng ty Cơng nghệ để được chia sẻ và hỗ trợ hướng dẫn cách thức sử dụng.

Hiện nay, nền tảng Công nghệ thông tin, phần mềm, ứng dụng dạy học, giáo dục liên tục ra đời và cập nhật các phiên bản mới. Do vậy, nhà trường Tiểu học và Trung học cơ sở cần định kỳ thu thập, cập nhật các ứng dụng, phần mềm giáo dục với các phiên bản mới, hiện đại phục vụ dạy học, giáo dục học sinh.

Cơ sở giáo dục Trung học cơ sở khuyến khích giáo viên, tác giả sách giáo khoa chủ động khai thác, lựa chọn nguồn tài nguyên ở các kho học liệu số (chủ yếu trên Internet) rất phong phú, đa dạng và phần lớn là miễn phí để biên soạn giáo án và sách giáo khoa; khuyến khích giáo viên chủ động khai thác, lựa chọn nguồn tài nguyên ở các kho học liệu số (chủ yếu trên internet) rất phong phú, đa dạng và phần lớn là miễn phí để biên soạn giáo án và sách giáo khoa.

Nhà trường chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin, thiết bị nghe nhìn kết nối Internet tại các phịng học, phịng bộ mơn, nâng cấp đường truyền wifi, internet của nhà trường

Yêu cầu nhân viên thiết bị xây dựng quy chế sử dụng, chức năng của từng thiết bị dạy học và công nghệ, phổ biến rõ các quy định, quy chế cho giáo viên và học sinh. Thư viện trường là bộ phận không thể thiếu trong việc giáo dục văn hóa,

tri thức, phát huy sự tìm tịi, sáng tạo trong q trình dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng CTGDPT. Chính vì vậy, nhà trường nên có kế hoạch tổ chức quản lý, sắp xếp để tiện cho việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ một cách hiệu quả và khoa học: hệ thống thông tin lưu trữ - khai thác, hệ thống thiết bị dạy học và cơng nghệ đang có, kế hoạch bổ sung phù hợp thiết bị dạy học và cơng nghệ, góc/phịng chức năng…

Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở cần tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học do Phịng, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức…

Chỉ đạo nhân viên thiết bị sắp xếp các thiết bị dạy học ngăn nắp, khoa học.

Nhân viên thiết bị phải thực hiện việc sắp xếp các thiết bị và dạy học một cách khoa học, ngăn nắp, tiện ích cho việc sử dụng, giao trách nhiệm cho các giáo viên khi tiến hành mượn, sử dụng thiết bị dạy học và cơng nghệ trong các tiết học. Tạo thói quen cho giáo viên và học sinh khi sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ phải sắp xếp gọn gang, điều đó trở thành một nhu cầu, một nề nếp tự giác thường xuyên của mọi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ thông qua các tiết dạy của giáo viên có sử dụng TBDH và CN. Kiểm tra đánh giá là quá trình quan sát,

kiểm nghiệm mức độ thực hiện việc ứng dụng thiết bị dạy học và cơng nghệ của giáo viên có đạt hiệu quả thơng qua các tiết dạy. Trước khi tiến hành kiểm tra nhà quản lý cần phải xây những những tiêu chí đánh giá về hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và cơng nghệ.

Kiểm tra định kì TBDH và CN thơng qua hồ sơ của nhân viên thiết bị. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hồ sơ của nhân viên thiết bị, nội dung đánh giá liên quan đến việc mua sắm sử dụng, đánh giá tiêu chuẩn của thiết bị dạy học và công nghệ. Kiểm tra đột xuất các nhiệm vụ được giao, theo dõi sổ mượn trả thiết bị, các tiết thực hành hoặc có sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ hỗ trợ. Lắng nghe các báo cáo của tổ trưởng thiết bị, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện những

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w