9. Cấu trúc luận văn
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thiết bị dạy học và công
học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thiết bị dạy học và công nghệ: Hàng năm ngân sách chi cho các trường về việc mua sắm, bổ sung thiết bị
dạy học và công nghệ. Công tác hỗ trợ này đã trang bị khá đầy đủ cho các nhà trường, đảm bảo hoạt động dạy học đạt được những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, nhà trường muốn đạt những tiêu chuẩn hiện đại cần phải huy động tất cả các nguồn lực tác động đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Nhà trường dụa vào các chính sách của Đảng và Nhà nước để xây dụng kế hoạch mua sắm, đàu tư thiết bị dạy học và công nghê theo đúng quy định ban hành.
Nguồn kinh phí được cấp: Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động dạy học thì
cũng phải tiến hành đồng bộ thiết bị dạy học và công nghệ, đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng, tính hiện đại mà điều này phụ thuộc rất nhiều về nguồn kinh phí được cấp từ trên xuống. Vì vậy cán bộ quản lý tại các Nhà trường cần phải cân nhắc việc mua sắm, sử dụng, bảo quản những thiết bị dạy học và cơng nghệ đó một cách hợp lí, tiết kiệm. Trước khi mua sắm, sử dụng và bảo quản cần phải dựa vào tình hình thực tế của nhà trường, kế hoạch mua sắm, những dụng cụ, thiết bị cần thiết thì mua sắm trước, tận dụng những mối quan hệ bên ngồi để mượn, đảm bảo việc bố trí chi ngân sách cho hoạt động này được đảm bảo và cân đối.
Năng lực của Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người đi đầu trong công tác quản
lý nhà trường. Hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung, các tính năng của thiết bị dạy học và cơng nghệ để từ đó truyền tải và hướng dẫn chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hiệu trưởng phải là người có trách nhiệm, tâm huyết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. HT phải có tài (giỏi chun mơn, có năng lực quản lý),
có tâm và tầm nhìn chiến lược, biết cách tổ chức để hoạt động quản lý thiết bị dạy học và cơng nghệ có hiệu quả. Hiệu trưởng phải xây dựng các kế hoạch và xây dựng và thực hiện các chiến lược phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Đảm bảo cho sự phát triển giáo dục của Nhà trường diễn ra theo cách hiệu quả, đạt mục tiêu tốt nhất có thể.
Năng lực của đội ngũ giáo viên: Trong quá trình thực hiện chương trình giáo
dục phổ thơng 2018, những thay đổi về nội dung, chương trình, phương pháp dạy học mới theo hướng phát triển năng học sinh, điều này yêu cầu giáo viên cần có những thay đổi phù hợp với bối cảnh. Việc dạy học có sự phân hóa, dạy học liên mơn như vậy cần phải có sự phối hợp của thiết bị dạy học và công nghệ, nhất trong thời buổi dịch bệnh Covid đang căng thẳng việc giảng dạy cũng có những khó khăn nhất định nên cần có những thiết bị dạy học và công nghệ hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy của giáo viên. Giáo viên cần chú hơn đến công tác tự bồi dưỡng những kĩ năng, kĩ xảo linh hoạt trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học và cơng nghệ, để hiểu rõ hơn các tính năng của nó để nâng cao chất lượng các tiết học.
Năng lực chuyên môn của đội ngũ chuyên trách: Là người chịu trách nhiệm
trực tiếp đến công tác quản lí, giám sát thiết bị dạy học và cơng nghệ, phải có những kiến thức căn bản cần phải có để thực hiện tốt cơng việc của mình. Vì để Hiệu trưởng nắm bắt được hết tình hình thiết bị dạy học và cơng nghệ của đơn vị mình thì đội ngũ chuyên trách chịu trách nhiệm về việc thống kê, giám sát về số lượng và chất lượng, rồi báo cáo lên Hiệu trưởng, lập kế hoạch mua sắm, bảo quản, tư sửa thiết bị dạy học và cơng nghệ định kì. Tham mưu cho Hiệu trưởng về các việc mua sắm, sử dụng và bảo quản các thiết bị dạy học và công nghệ. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế được xây dựng.
Điều kiện kinh tế của địa phương: Đây cũng là yếu tố quan trọng rất nhiều
đến việc huy động nguồn đầu tư của nhà trường. Nếu ở đâu phát triển thì sẽ đầu tư cho giáo dục nhiều hơn. Khơng chỉ động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho con em học tập tốt và sự quan tâm đó sẽ giúp nhà trường hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, có sự gắn kết và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội sẽ là mơi
trường tốt để học sinh học tập tốt hơn, từ đó chất lượng dạy học riêng, giáo dục nói chung cũng đạt được hiệu quả cao hơn.
Kết luận chương 1
Thiết bị dạy học và công nghệ là một trong những thiết bị vơ cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức,hình thành những kĩ năng quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện tốt mục tiêu của hoạt động dạy học. Vì vậy, đối với các Nhà trường Tiểu học và Trung học cơ sở cần phải xây dựng được một hệ thống thiết bị dạy học và công nghệ hiện đại. Đối với các nhà quản lý thì cần nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của thiết bị dạy học và công nghệ đối với Giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội bên trong và ngoài Nhà trường.
Để thiết bị dạy học và cơng nghệ có những tác động hiệu quả đến hoạt động dạy học, Nhà quản lý cần chú trọng đến các công việc như: Nắm vững tầm quan trọng của thiết bị dạy học và công nghệ, biết phân biệt các loại thiết bị dạy học và công nghệ,đảm bảo các yêu cầu cơ bản trong quá trình sử dụng và quản lý thiết bị dạy học và cơng nghệ đó là đảm bảo tính đồng bộ, tính mục đích, tính hiện đại, tính hiệu quả. Đồng thời phải thực hiện tốt công tác Quản lý việc trang bị thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018; Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018; Quản lý việc bảo quản thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018; Quản lý cơng tác xã hội hóa, huy động các nguồn tài trợ thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018; Quản lý cơng tác hạch tốn, kế tốn và cơng khai thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Đó là những cơng việc vơ cùng quan trọng mà nhà quản lý phải thực hiện thường xuyên. Ngoài ra cần phải quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thiết bị dạy học và công nghệ.
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống, có tính logic, làm rõ cơ sở lý luận về thiết bị dạy học và cơng nghệ, hệ thống hóa các khái niệm và nội
dung quản lý. Trên đây là cơ sở lý luận làm cơ sở để tiến hành phân tích, khảo sát thực trạng quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang theo u cầu Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 ở Chương 2.
Chương 2
QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG THEO YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018