9. Cấu trúc luận văn
3.3. Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các
3.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền về vai trò của việc quản lý thiết bị dạy học
3.3.1.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, nhân viên và học sinh ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Sơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của thiết bị dạy học và công nghệ và công tác quản lý thiết bị dạy học và công nghệ. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và phổ biến về quan điểm, thái độ, nhận thức về việc sử dụng TBDH và công nghệ vào trong dạy học và học tập.
Sử dụng tối đa các nguồn lực, phương tiện truyền thông của Nhà trường nhằm cho học sinh có nhận thức đúng đắn được vai trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác sử dụng và quản lý THBD và CN vào trong dạy học, để từ đó điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp, tránh những sai lầm khơng đáng có.
3.3.1.2. Nội dung của biện pháp
Hiện tại, đối với CBQL và GV hầu hết có nhận thức đúng đắn về việc quản lý TBDH và CN, tuy nhiên một bộ phận nhỏ học sinh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động đó, thiếu trách nhiệm với việc sử dụng, bảo quản TBDH và CN dẫn đến có những hoạt động giáo dục chưa đạt hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả giáo dục tại các nhà trường thì cần phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và thống nhất sâu sắc về ý thức trách nhiệm của mọi lực lượng, mọi tổ chức, mọi cá nhân từ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện.
3.3.1.3. Cách tiến hành biện pháp
Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức các cuộc họp đầu năm, quán triệt với toàn bộ tập thể giáo viên, nhân viên về các quy định về kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học sử dụng TBDH và CN, làm cho mọi người, mọi tổ chức, mọi cá nhân có nhận thức sâu sắc về mục tiêu phát triển giáo dục Nhà trường, đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt đầu năm cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường để thúc đẩy tuyên truyền về nhận thức tầm quan trọng của TBDH và CN.
Tổ chức khuyến khích GV và học sinh tham gia các hoạt động, phong trào thi đua làm sản phẩm dạy học. Tuyên dương khen thưởng các tập thể, giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc làm ra những sản phẩm dạy học hay, sáng tạo và truyền được năng lực tích cực cho các học sinh.
3.3.1.4. Điều kiện thực hiện
Làm cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh hiểu được những quy định, ý nghĩa của việc sử dụng và quản lý TBDH và CN được diễn ra thuận lợi và hiệu quả thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Quan trọng nhất là sự thay đổi nhận thức của CBQL, GV, nhân viên thiết bị và học sinh dưới hỗ trợ của các cấp quản lý thông qua các văn bản chỉ đạo và các cơ chế khen thưởng, động viên các cá nhân có thành tích tốt.
3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng nội quy sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học và công nghệ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
3.3.2.1. Mục đích của biện pháp
Biện pháp đưa ra nhằm mục đích về việc khi tiến hành xây dựng các kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường nhà quản lý cần phải phân tích được bối cảnh, thực trạng nhà trường để từ đó việc xây dựng quản lý thiết bị dạy học và cơng nghệ phù hợp với tình hình thực tiễn của Nhà trường, để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục tiếp theo đạt hiệu quả và kịp tiến độ.
Việc xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị dạy học và công nghệ phải bám sát với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018, bám sát về mục tiểu, nội dung, cách thức thực hiện, đảm bảo điều kiện về TBDH và CN đáp ứng được các hoạt động giáo dục Nhà trường.
3.3.2.2. Nôi dung của biện pháp
Hiệu trường tiến hành phân tích bối cảnh, áp dụng phân tích bối cảnh SWOT để đánh giá được những điểm, điểm yếu, thời cơ và thách thức của nhà trường, từ đó xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược huy động tối đa các nguồn lực.
Phân công rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong bản kế hoạch để thực hiện cam kết giữa các bên, dần hồn thiện về các kế hoạch và có những điều chỉnh kịp thời khi tiến hành thực hiện.
Phải căn cứ vào các quy định của cấp trên, những yêu cầu về chất lượng và số lượng TBDH để phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý. Giám sát việc phân cơng, thực hiện giảng dạy có ứng dụng TBDH và CN.
Xây dựng các kế hoạch dự giờ chuyên môn, thăm lớp, thao giảng, lập kế hoạch tổ chức các cuộc thi đua làm đồ dùng học tập. Dự trù được nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động đó và tuyên dương những cá nhân, tập thể xuất sắc.
Xây dựng các hội thảo, chuyên đề để các giáo viên có cơ hội trao đổi các kinh nghiệm giảng dạy, hỗ trợ lẫn nhau để phát triển bản thân đáp ứng được những yêu cầu của đổi mới hình thức và phương pháp dạy học.
3.3.2.3. Cách tiến hành biện pháp
Phân tích bối cảnh, tình hình TBDH và CN của nhà trường.
Đối chiếu việc phân tích đó với các quy định về TBDH và CN theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Thường xuyên tổ chức đánh giá thực trạng TBDH và CN trong dạy học giáo dục Nhà trường về số lượng, chủng loại, mẫu mã và chất lượng của các đồ dùng đó. Trên cơ sở phân tích thực trạng đó xác định nhu cầu đầu tư,mua sắm, sửa chữa, sử dụng TBDH và CN theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung, sửa chữa và tiếp nhận sử dụng, huy động cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và cơng nghệ đáp ứng u cầu chương trình phổ thơng 2018.
3.3.2.4. Điều kiện thực hiện
Huy động tối đa các nguồn lực để tham gia vào hoạt động phát triển giáo dục của Nhà trường, nhất là nguồn tài chính từ các dự án giáo dục, từ các dự án cấp quốc gia, dự án từ các tổ chức bên trong và bên ngoài nhà trường.
CBQL giám sát việc thực hiện kế hoạch đó, thu thập các nguồn thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với đơn vị.
3.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên Tiểu học và Trunghọc cơ sở trong việc sử dụng các thiết bị dạy học và công nghệ đáp ứng yêu cầu học cơ sở trong việc sử dụng các thiết bị dạy học và công nghệ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
3.3.3.1. Mục đích của biện pháp
Giáo viên là lực lượng quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục nhà trường. Để quản lý thiết bị dạy học và cơng nghệ đáp ứng u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 được thành cơng thì việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức dạy học nói chung và đặc biệt là tự học, tự bồi dưỡng nói riêng có ý nghĩa quyết định giúp.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực tổ chức việc sử dụng TBDH và CN đội ngũ giáo viên là hết sức cần thiết, để đào tạo ra đội ngũ giáo viên có phẩm chất, năng lực, có lịng u nghề, lịng nhân ái và lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc một cách khoa học và có kỉ luật.
3.3.3.2. Nội dung của biện pháp
Đẩy mạnh các cuộc vận động và các phong trào thi đua tại các Nhà trường, cụm trường tập trung vào các nhiệm vụ thực hiện tốt quy định nhà giáo, coi trọng rèn luyện phẩm chất lối sống, lương tâm nghề nghiệp, tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên.
3.3.3.3. Cách tiến hành biện pháp
Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng đề kiểm tra đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh nhà trường.
Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học trực tuyến, sử dụng hiệu quả TBDH và CN.
Ban giám hiệu tích cực dự giờ, góp ý tiết dạy nhằm giúp GV nhận rõ mục đích, nội dung và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với bối cảnh hiện nay
3.3.3.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng thực hiện phân tích tình hình đội ngũ, chất lượng đội ngũ, nhu cầu học tập của CB-GV-NV tại đơn vị, để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị, tìm ra các nguyên nhân của hạn chế, yếu kém để khắc phục. Để thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thì nhà trường cần có sự hỗ trợ về kinh phí, thời gian, cơ sở vật chất phục vụ cơng tác bồi dưỡng; có chế độ khen thưởng hợp lý để động viên, khuyến khích mọi cá nhân nỗ lực học tập.
3.3.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa giáo dục và huy động tối đa cácnguồn lực đầu tư thiết bị dạy học và công nghệ đáp ứng yêu cầu chương trình nguồn lực đầu tư thiết bị dạy học và cơng nghệ đáp ứng u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
3.3.4.1. Mục đích của biện pháp
Hiệu trưởng cần phải tạo ra một xã hội học tập, tận dụng các nguồn lực sẵn có để phát huy hiệu quả công tác giảng dạy. Phát huy được sức mạnh của tập thể, các nhân trong tổ chức, huy động tốt các nguồn lực để phát triển nhà trường. Huy động tất cả các nguồn lực bao gồm: Nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực bên trong và bên ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng được các mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
3.3.4.2. Nội dung của biện pháp
Xác định rõ việc thực hiện xã hội hóa giáo dục là hoạt động thường xun, ln nằm trong kế hoạch của nhà trường, công tác huy động các nguồn lực tập trung vào hai nội dung chính là: Huy động để mua sắm, bổ sung, sửa chữa các TBDH và CN; Huy động các nguồn lực để phát triển TBDH và CN phục vụ dạy học và hoạt động giáo dục.
Xác định rõ các thiết bị dạy học và CN cần thiết để tiến hành huy động, ưu tiên các TBDH và CN phục vụ cho việc phát triển giáo dục. Nhất là ưu tiên đầu tư cho việc trang bị TBDH và CN cho học sinh lớp 1 và lớp 6 vì đây là hai lớp đang trong quá trình thực hiện chương trình mới phát triển năng lực học sinh, thực hiện các hoạt động trải nghiệm và nội dung giáo dục địa phương.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, tham mưu với Sở GD&ĐT để cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ GD&ĐT quy định.
Thường xuyên kiểm tra các thiết bị đồ dùng bị hỏng, tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại (máy chiếu đa năng, bảng tương tác) cho nhà trường; phát động và duy trì hiệu quả phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học của GV để bổ sung thêm nguồn đồ dùng dạy học cho việc giảng dạy đạt hiệu quả.
3.3.4.3. Cách tiến hành biện pháp
Xây dựng kế hoạch, đề án trình cấp trên đề nghị đầu tư với các hạng mục nhỏ của Nhà trường, huy động tất cả các nguồn nhân lực cùng tham gia, đóng góp và trực tiếp đảm nhận các nhiệm vụ dưới sự phân công của hiệu trưởng.
Lựa chọn linh hoạt các hình thức huy động phù hợp với tình hình của địa phương và xã hội.
Để huy động và đầu tư giáo dục nhất là đầu tư cho thiết bị dạy học và công nghệ trong hoạt động giáo dục của Nhà trường thì hiệu trưởng phải thực hiện các cách thức phối hợp các bên liên quan như: thơng qua văn bản, cơng văn giải trình đề nghị, thư ngỏ; gặp gỡ, họp trực tuyến trao đổi với các bên liên quan khác, họp phụ huynh, hội nghị tham vấn, kết nghĩa với các trường,.. tham mưu với chính quyền các cấp, cha mẹ HS, sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng và các lực lượng giáo dục khác thực hiện chính sách hỗ trợ nhà trường theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm tăng cường các nguồn lực hỗ trợ các phương tiện dạy học, điều kiện làm việc cho CBQL và GV.
Thực hiện tốt ba công khai tại các nhà trường, nhất là cơng khai tài chính, tài sản kiểm kê và công khai thanh lý tài sản của nhà trường.
3.3.4.4. Điều kiện thực hiện
Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phải có nhận thức đúng đắn về vai trị của thiết bị dạy học và công nghệ trong hoạt động dạy học, từ đó có ý thức sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học và công nghệ một cách hợp lý, hiệu quả.
Hiệu trưởng cần chú trọng đến công tác quản lí chặt chẽ thiết bị dạy học và cơng nghệ trong nhà trường đồng thời tham mưu với các cấp các ngành, các tổ chức và cá nhân cùng chăm lo cho việc đầu tư mua sắm, sửa chữa trang thiết bị dạy học và công nghệ.
Hiệu trưởng thực hiện các chính sách cơng khai, minh bạch trong việc sử dụng các nguồn tài chính của nhà trường và các nguồn tài trợ. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài chính, cần phải có sổ sách, thu chi đầy đủ, rõ ràng.
3.3.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thơng tin trong quản lý và cụthể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và cơng nghệ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ
3.3.5.1. Mục đích của biện pháp
Chỉ đạo ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ nhằm phối hợp trong việc sử dụng và quản lý thiết bị dạy học và cơng nghệ, hiểu được các tính năng của TBDH và CN hiện có ở trường đồng thời khắc phục những thiếu xót trong quá trình áp dụng. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH và CN
3.3.5.2. Nội dung của biện pháp
Hiệu trưởng xây dựng hệ thống ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, bảo quản và quản lý TBDH và CN nhằm hệ thống được những quy định của Nhà trường để triển khai đến đội ngũ giáo viên. Qua đó có thể tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ đội ngũ GV và nhân viên để điều chỉnh kịp thời theo tâm tư, nguyện vọng.
Xây dựng các phần mềm quản lý giúp nhà quản lý có thể kiểm sốt được tốt tất cả các hoạt động giáo dục của Nhà trường bao gồm: việc thu thập thơng tin, thực trạng TBDH và CN. Bên cạnh đó cũng nên khảo sát việc ứng dụng TBDH và CN của học sinh trong quá trình giảng dạy của GV nhằm điều chỉnh kịp thời những vấn đề chưa phù hợp từ đó có những biện pháp khắc phục điều đó.
Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác quản lí. Phân cơng cụ thể Phó Hiệu trưởng trong việc bảo quản, tu bổ CSVC, thiết bị dạy học.
3.3.5.3. Cách tiến hành biện pháp
Hiệu trưởng cần huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và cơng nghệ theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Khuyến khích GV và HS làm đồ sáng chế và các đồ dùng học tập, bảo quản thiết bị dạy học và công nghệ và sử dụng hiệu quả TBDH và CN.
3.3.5.4. Điều kiện thực hiện
Thành lập đội ngũ biết sử dụng thành thạo CNTT, áp dụng để thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnh của nhà trường, thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài.
Xây dựng tốt các chính sách để huy động tối đa nguồn lực để đầu tư TBDH