Cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 84 - 85)

9. Cấu trúc luận văn

3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý

3.1.1. Cơ sở các văn bản pháp quy

Để xây dựng được những biện pháp về quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018, tác giả căn cứ vào:

- Căn cứ vào cơ sở lý luận về ứng dụng TBDH và CN vào trong dạy học và quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

- Căn cứ vào chủ trương, chính sách, các định hướng chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo và các quy định về quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

- Căn cứ vào thực trạng hoạt động sử dụng TBDH và CN và công tác quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

- Đảm bảo bốn chức năng chính của nhà quản lý đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Vận dụng khoa học vào lĩnh vực quản lý TBDH và CN. Để quản lý tốt hoạt động này người quản lý phải đồng thời nắm vững kỹ năng quản lý và kỹ năng sử dụng TBDH và CN.

Các biện pháp đưa ra cần phải đảm bảo được thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn ở các Nhà trường.

3.1.2. Căn cứ định hướng lý luận

Căn cứ vào lý luận quản lý, lý luận về quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang theo u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018, tác giả thấy để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục nhà trường thì hiệu trưởng cần phải nắm vững các lý luận về quản lý Nhà trường, quản lý thiết bị dạy học và công nghệ, biết vận dụng các lý luận đó vào

trong thực tiễn, đánh giá được tính phù hợp của lý luận đó trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, đề ra các biện pháp quản lý mang tính cấp thiết và khả thi cao.

3.1.3. Căn cứ vào kết quả thực trạng.

Qua khảo sát thực trạng cho thấy việc quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đã thực hiện khá tốt các công việc như: Hầu hết CBQL và GV có nhận thức đúng đắn về tầm quan trong của việc quản lý thiết bị dạy học và cơng nghệ, đã phân tích được rõ thực trạng Nhà trường để tiến hành mua sắm, khuyến khích GV và HS làm những đồ dùng dạy học hữu ích, chỉ đạo nhân viên thực hiện phối hợp với GV về việc mua sắm, bảo quản, tu sửa TBDH và CN và thực hiện tốt công tác công khai minh bạch về việc huy động các nguồn đầu tư, tuy nhiên cịn có những điểm bất cập như: Việc mua sắm TBDH không đúng theo kế hoạch, Chưa thực hiện tốt trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc kiểm tra, đánh giá thiết bị dạy học, chưa thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục vì vậy cần phải đưa ra những biện pháp để xử lý kịp thời những hạn chế đó.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học và công nghệ ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w