Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của thanh niên tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39 - 69)

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

-Kiểm định mức độ phù hợp mơ hình

-Đánh giá mức độ tác động các các yếu tố

-Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

-Do tìm vi phạm các giả định Cơ sở lý luận

Nghiên cứu định tính Nghiên cứu sơ bộ định lượng

Nghiên cứu chính thức Đánh giá độ tin cậy thang đo

Phân tích nhân tố khám phá Phân tích tương quan Phân tích hồi quy tuyến tính

Kết luận, hàm ý quản trị

-Thang đo chính thức -Bảng khảo sát chính thức

Quy trình nghiên cứu có những bước chính sau:

Bước 1: Nghiên cứu định tính: Xây dựng và điều chỉnh thang đo xuất phát từ cơ sở lý luận và thảo luận nhóm với các chuyên gia.

Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Tiến hành khảo sát sơ bộ với mẫu gồm 50 thanh niên nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Từ đó, hồn thiện thang đo chính thức.

Bước 3: Thực hiện nghiên cứu chính thức thơng qua khảo sát trực tiếp số lượng lớn quan sát.

Bước 4: Với dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA với phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0.

Bước 5: Phân tích hồi quy thơng qua phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến

Bước 6: Đưa ra kết luận và đề xuất hàm ý quản trị về YDKN của thanh niên trên địa bàn huyện Châu Đức.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Nghiên cứu định tính

Mục tiêu nghiên cứu định tính là để kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình lý thuyết ban đầu (đã được hình thành dựa trên nghiên cứu tổng quan lý thuyết). Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng nhằm mục đích hiệu chỉnh các thang đo đã được sử dụng ở các nghiên cứu định lượng trước đó. Các thang đo này cần hiệu chỉnh từ ngữ văn phong cho phù hợp với đối tượng nghiên

cứu. Đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hơn ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.

3.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính dược thực hiện từ cơ sở lý luận đề tài từ đó tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu và xây dựng thang đo sau đó hiệu chỉnh thang đo bằng phương pháp thảo luận nhóm với các chuyên gia gồm 10 chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, có kiến thức về khởi nghiệp nên những ý kiến từ họ sẽ là những thơng tin quan trọng đóng góp lớn cho nghiên cứu. Các đối tượng được phỏng vấn với các đặc điểm riêng biệt sẽ cung cấp các thông tin đa chiều, đầy đủ cho nội dung nghiên cứu đảm bảo mục tiêu kiểm tra và sàng lọc các biến được xác định trong mơ hình lý thuyết được xây dựng ban đầu và hồn chỉnh thang đo nghiên cứu (xem Phụ lục 1)

Thời gian tiến hành thảo luận nhóm được thực hiện thảo luận nhóm trong vịng 75 phút được tiến hành tại một địa điểm thỏa thuận nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư và tập trung của cuộc phỏng vấn. Tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp thông tin trung thực về gia đình và chia sẻ quan điểm cá nhân về các nội dung phỏng vấn.

Kết quả thảo luận nhóm (xem Phụ lục 2) cho thấy, những người tham gia đều hiểu rõ nội dung về các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT. Tất cả các chuyên gia trong nhóm thảo luận cũng cho rằng 6 yếu tố mà tác giả đã đề cập trong quá trình thảo luận là đầy đủ về nghiên cứu về YDKN trong điều kiện hiện có. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng từ thang đo hiệu chỉnh sau kết quả thảo luận nhóm. Sau khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngơn ngữ, bảng câu hỏi được sử dụng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

3.2.1.2 Thang đo nghiên cứu

tác động YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT do tác giả đề xuất và phát triển thang đo trong nghiên cứu dựa vào cơ sở lý luận các thang đo đã có từ tổng quan nghiên cứu. Thang đo được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp và dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm. Thang đo ban đầu được xây dựng dựa trên thang đo của các tác giả gồm Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017), Nguyễn Văn Đức (2017), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018).

Thang đo YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT gồm:

- Thang đo yếu tố Thái độ (mã hóa TD) gồm 4 biến quan sát TD1, TD2, TD3, TD4.

- Thang đo yếu tố Quy chuẩn chủ quan (mã hóa QC) gồm 3 biến quan sát QC1, QC2, QC3.

- Thang đo yếu tố Nhận thức kiểm sốt hành vi (mã hóa NT) gồm 4 biến quan sát NT1, NT2, NT3, NT4.

- Thang đo yếu tố Giáo dục (mã hóa GD) gồm 3 biến quan sát GD1, GD2, GD3. - Thang đo yếu tố Kinh nghiệm làm việc (mã hóa KN) gồm 3 biến quan sát KN1, KN2, KN3.

- Thang đo yếu tố Nguồn vốn (mã hóa NV) gồm 3 biến quan sát NV1, NV2, NV3.

- Thang đo yếu tố Ý định khởi nghiệp (mã hóa YD) gồm 3 biến quan sát YD1, YD2, YD3.

Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu đề xuất

Mã hóa Nội dung biến Nguồn

TD Thái độ TD1

Nếu tơi có cơ hội và nguồn lực, tôi muốn khởi nghiệp kinh doanh

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017)

TD2

Tôi rất hứng thú với việc khởi nghiệp

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nam (2017)

TD3 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là khởi nghiệp kinh doanh riêng

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016)

TD4

Tôi không ngại rủi ro trong kinh doanh

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nam (2017)

QC Quy chuẩn chủ quan

QC1

Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ tôi

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)

QC2

Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, bạn bè sẽ ủng hộ tôi

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)

QC3

Nghề nghiệp của cha mẹ và người thân trong gia đình có ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của tôi

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)

NT Nhận thức kiểm soát hành vi NT1

Tơi tin rằng hồn tồn có thể khởi nghiệp kinh doanh trong tương lai

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016), Nguyễn Văn Đức (2017)

Mã hóa Nội dung biến Nguồn NT2 Tôi biết làm thế nào để phát triển

một dự án khởi nghiệp

Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)

NT3 Tơi có thể kiểm sốt được quá trình khởi nghiệp

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015)

NT4

Nếu cố gắng hết mình tơi chắc chắn thành công khi khởi nghiệp

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)

GD Giáo dục GD1

Nhà trường và địa phương cung cấp những kiến thức cần thiết về khởi nghiệp

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)

GD2

Nhà trường và địa phương cung cấp những kỹ năng cần thiết về khởi nghiệp

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)

GD3

Nhà trường và địa phương thường tổ chức những hoạt động định hướng về khởi nghiệp (các hội thảo, hội nghị khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp)

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)

KN Kinh nghiệm làm việc

KN1 Kinh nghiệm làm việc với tư cách là nhân viên giúp tôi khởi nghiệp

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016)

KN2 Kinh nghiệm làm việc với tư cách là quản lý giúp tôi khởi nghiệp

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016)

KN3

Kinh nghiệm giúp tôi học được cách điềm tĩnh và xử lý tình huống

Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)

NV Nguồn vốn NV1

Tơi có thể vay vốn từ bạn bè, người thân để kinh doanh

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016)

NV2

Tơi có khả năng tích luỹ vốn (nhờ tiết kiệm chi tiêu, làm thêm…)

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016)

Mã hóa Nội dung biến Nguồn NV3

Tơi có thể huy động vốn từ những nguồn vốn khác (địa phương, ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư…)

Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016)

YD Ý định khởi nghiệp YD1

Tôi quyết định sẽ khởi nghiệp trong tương lai

Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)

YD2 Tôi suy nghĩ rất nghiêm túc về việc khởi nghiệp

Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)

YD3

Tơi có một ý định mạnh mẽ để bắt đầu một doanh nghiệp

Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016), Nguyễn Văn Đức (2017)

(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh) 3.2.1.3. Nội dung bảng khảo sát

Sau khi thực hiện xây dựng và điều chỉnh thang đo, bảng khảo sát được hình thành (xem Phụ lục 3). Cách đo lường các biến trong nghiên cứu đều sử dụng thang đo hoặc mô phỏng theo cách đo lường các thang đo đã được sử dụng và kiểm định trong các nghiên cứu trước đây có thay đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu.

Nội dung bảng câu hỏi khảo sát bao gồm các phần sau:

Phần mở đầu: Giới thiệu mục đích nghiên cứu. Phần này giới thiệu ngắn gọn về

thơng tin tác giả, mục đích, ý nghĩa của thơng tin cung cấp đối với nghiên cứu và lời cam đoan cũng như cảm ơn của tác giả.

Phần 1: Thông tin chung. Phần này để xác định thêm các đặc điểm nhân khẩu và

nội dung khác liên quan tới người trả lời đảm bảo đối tượng điều tra đúng yêu cầu.

Phần 2: Nội dung chính gồm các câu hỏi liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng tới

Cuối cùng là lời cảm ơn.

3.2.2 Nghiên cứu định lượng

3.2.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát mẫu 50 thanh niên trên địa bàn huyện Châu Đức. Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức các phát biểu nhằm mục đích xem đáp viên có hiểu được các phát biểu hay khơng? (đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, khơng gây nhầm lẫn cho các đáp viên) và đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 mức độ về sự đồng ý (Mức độ 1 - Rất không đồng ý, Mức độ 2 - Không đồng ý, Mức độ 3 – Trung lập, Mức độ 4 - Đồng ý, Mức độ 5 – Rất đồng ý) nhằm loại bỏ những biến không phù hợp và đưa ra bảng khảo sát chính thức.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu sơ bộ thông qua đánh giá độ tin cậy

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Thang đo “Thái độ”: Cronbach’s Alpha = 0,870

TD1 11,36 7,215 0,686 0,851

TD2 11,42 7,106 0,772 0,813

TD3 11,36 7,296 0,767 0,816

TD4 11,34 8,025 0,674 0,853

Thang đo “Quy chuẩn chủ quan”: Cronbach’s Alpha = 0,860

QC1 7,34 0,841 0,706 0,831

QC2 7,40 0,857 0,728 0,811

QC3 7,38 0,771 0,774 0,767

Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”: Cronbach’s Alpha = 0,853

NT1 11,80 3,388 0,753 0,788

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

NT3 11,78 3,604 0,667 0,824

NT4 11,66 3,331 0,666 0,829

Thang đo “Giáo dục”: Cronbach’s Alpha = 0,897

GD1 7,36 2,276 0,744 0,895

GD2 7,40 2,041 0,787 0,861

GD3 7,32 1,977 0,861 0,794

Thang đo “Kinh nghiệm làm việc”: Cronbach’s Alpha = 0,771

KN1 7,20 0,753 0,717 0,558

KN2 7,16 0,913 0,568 0,732

KN3 7,20 0,857 0,541 0,764

Thang đo “Nguồn vốn”: Cronbach’s Alpha = 0,883

NV1 8,32 0,998 0,812 0,810

NV2 8,20 0,980 0,724 0,875

NV3 8,32 0,793 0,805 0,813

Thang đo “Ý định khởi nghiệp”: Cronbach’s Alpha = 0,812

YD1 7,84 2,586 0,627 0,780

YD2 7,90 2,622 0,728 0,681

YD3 7,86 2,531 0,639 0,768

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả cho thấy các hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều > 0,6; các hệ

số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của từng biến đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố nên việc loại biến là khơng cần thiết. Do đó tất cả các biến của thang đo đều được sử dụng cho bước phân tích nhân tố khám phá EFA sơ bộ tiếp theo.

Đánh giá giá trị của thang đo sơ bộ bằng Phân tích nhân tố khám phá EFA

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett sơ bộ

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,661

Kiểm định Bartlet của thang đo sơ bộ

Giá trị Chi bình phương 675,701

Df 276

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kiểm định Bartlett về sự tương quan của các biến quan sát có giá trị mức ý nghĩa là 0,000 nhỏ hơn 0,05 (Sig. = 0,000 < 0,05) cho thấy các biến có sự tương quan chặt chẽ với nhau trên phạm vi tổng thể. Đồng thời, hệ số KMO đạt giá trị là 0,661 lớn hơn 0,5 và bé hơn 1,0. Kết quả này chỉ ra rằng phân tích nhân tố EFA là thích hợp.

Bảng 3.4: Ma trận xoay nhân tố sơ bộ

Hệ số tải nhân tố 1 2 3 4 5 6 TC4 0,913 TC5 0,892 TC2 0,868 TC3 0,862 TC1 0,744 AT1 0,853 AT2 0,836 AT4 0,827 AT3 0,802 HT4 0,850 HT2 0,800 HT1 0,778 HT3 0,773 SD4 0,889 SD3 0,784 SD1 0,760 SD2 0,726 TK1 0,809 TK3 0,804 TK4 0,780 TK2 0,685 HQ1 0,766 HQ2 0,707 HQ3 0,677

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Tiếp đó, ma trận hệ số tải nhân tố của thang đo sơ bộ cho thấy các giá trị hội tụ về đúng 6 nhóm yếu tố như tác giả đã đề cập trước đó. Điều này cho thấy các thang

3.2.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp khảo sát lấy mẫu thuận tiện. Khi có kết quả, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê, phân tích kết quả dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mơ hình hồi quy cũng với phần mềm SPSS 20.0.

3.3 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

3.3.1 Kích thước mẫu

Kích thước mẫu tối ưu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng. Hair và cộng sự, (1998) cho rằng, nếu sử dụng phương pháp hồi quy thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 quan sát. Hoelter (1983) lại cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 và cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần hồi quy (Bollen, 1989).

Để tiến hành phân tích hồi quy tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell (1996), cơng thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho hồi quy bội như sau: n ≥

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của thanh niên tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)