Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của thanh niên tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.3.1 Mơ hình nghiên cứu

Sau khi tiến hành lược khảo tài liệu trong và ngồi nước, có thể nhận thấy rất nhiều tác giả đã ứng dụng lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) để xác định ảnh hưởng của thái độ, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến YDKN. Tuy nhiên, những nghiên cứu về YDKN dựa trên lý thuyết hành vi dự định cho thấy thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm sốt hành vi thường giải thích được từ 60% đến 70% sự khác biệt trong ý định, khả năng giải thích này cịn tùy thuộc vào ngữ cảnh và tình huống (Karimi và cộng sự, 2014). Do vậy, để gia tăng khả năng tiên lượng của lý thuyết hành vi dự định và phù hợp hơn với điều kiện nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên huyện Châu Đức thông qua 6 yếu tố thái độ, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, giáo dục, kinh nghiệm làm việc và nguồn vốn.

Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: tác giả đề xuất)

Ý định khởi nghiệp

H5: Kinh nghiệm làm việc H1: Thái độ

(Thái độ với hành vi)

H3: Nhận thức kiểm soát hành vi

(Cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi)

H4: Giáo dục H6: Nguồn vốn

H2: Quy chuẩn chủ quan

2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên nền lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen, (1991); có rất nhiều nghiên cứu xây dựng mơ hình các yếu tố tác động đến YDKN của thanh niên ví dụ như mơ hình Khan và cộng sự (2016) cho thấy “Thái độ hướng đến khởi nghiệp”,

“Quy chuẩn chủ quan” và “Nhận thức kiểm soát liên quan đến hành vi” đều tác

động tích cực đến YDKN của thanh niên ở Karachi. Theo Ajzen (1991), thái độ là “Đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi”, quy chuẩn chủ quan có thể được mơ tả là nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đối với việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi hay đơn giản hơn có thể hiểu đó là nhìn nhận của cá nhân về tính hấp dẫn của ý định chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự ủng hộ của những người gần gũi như người thân, bạn bè và những người họ cho là quan trọng (Nguyễn Thu Thủy, 2015), cuối cùng nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là cảm nhận của cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện hành vi, nó biểu thị mức độ kiểm sốt việc thực hiện hành vi chứ không phải là kết quả của hành vi. Các nghiên cứu của Autio và cộng sự (2001); Krueger và Reilly (2000) cũng đều khẳng định mối quan hệ cùng chiều giữa của yếu tố của thuyết TPB lên YDKN. Thêm vào đó, nghiên cứu trong nước của Nguyễn Thu Thủy (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Đỗ Thị Hoa Liên (2016), Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) cũng đưa ra kết quả tương tự với đối tượng thanh niên tại các khơng gian nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, 3 giả thiết đầu tiên ứng dụng lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) được phát biểu như sau:

H1: Thái độ có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

H2: Quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

H3: Nhận thức kiểm sốt hành vi có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

Có một mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục và đào tạo và hành vi, ý định kinh doanh. Giáo dục và đào tạo sẽ

ảnh hưởng đến mức độ đổi mới thông qua động lực, kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc khởi nghiệp kinh doanh thành công, cũng như tạo sự tăng trưởng trong quá trình phát triển (Clark và cộng sự, 1984); Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng tới phân tích, lập kế hoạch và kiểm sốt các quá trình (Hart, 1992). Theo Arenius và Minniti (2005), các cá nhân được đào tạo cao sẽ có nhiều khả năng để theo đuổi các cơ hội kinh doanh. Hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam của Nguyễn Thị Hoa Liên (2016), Nguyễn Thu Thủy (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) cũng đều đưa ra kết quả về sự quan trọng của yếu tố hoạt động giáo dục và đào tạo sẽ thúc đẩy YDKN của thanh niên. Như vậy, tác giả có tin tưởng mạnh mẽ rằng một cơ sở đào tạo như trường học hoặc các khóa học có thể đóng vai trị trong bồi dưỡng tinh thần kinh doanh ở người học, cùng hoạt động thực tế tốt sẽ có một ảnh hưởng lớn đến YDKN của họ, vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

H4: Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

Thandi và Sharma (2004), đã chứng minh rằng thanh niên đã có kinh nghiệm ít

nhất là 5 năm làm việc là những người chuẩn bị tốt hơn cho dự án kinh doanh so với những người có ít hoặc khơng có kinh nghiệm làm việc. Các kinh nghiệm cá nhân tác động tích cực đến mong muốn và sự tự tin khởi sự kinh doanh (Nguyễn Thu Thủy, 2015). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Liên (2016), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016) cũng ủng hộ cho yếu tố kinh nghiệm làm việc này. Cho nên, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

Yếu tố được đưa vào trong mơ hình cuối cùng đó là nguồn vốn. Kumar (2016) cho rằng đa số dự án đều thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc khởi nghiệp đặc biệt về nguồn vốn hỗ trợ. Trong khi đó, hầu hết các doanh nhân trẻ đều sử dụng tài trợ của cha mẹ và anh em, bạn bè trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, đây là nguồn tài chính quan trọng nhất (Lê Quân, 2007). Nguồn vốn có ảnh hưởng đáng kể đến YDKN (Nguyễn Thị Hoa Liên (2016), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016); Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015), do đó, giả thuyết sau được đưa ra:

H6: Nguồn vốn có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 tổng hợp cơ sở lý luận về YDKN và các yếu tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó, lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đó tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm 6 yếu tố là: (1) Thái độ, (2) Quy chuẩn chủ quan, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Giáo dục và đào tạo, (5) Kinh nghiệm làm việc, (6) Nguồn vốn và biến phụ thuộc YDKN của thanh niên địa bàn huyện Châu Đức tỉnh BRVT.

Việc tìm hiểu những nội dung này sẽ là cơ sở vững chắc cho việc lý giải các vấn đề được phân tích ở chương tiếp theo. Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết đi kèm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của thanh niên tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 35 - 39)