Lý thuyết dự định hành vi – TPB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của thanh niên tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 25 - 27)

(Nguồn: Ajzen, 1991)

Lý thuyết dự định hành vi cho rằng hành vi của con người là kết quả của dự định thực hiện hành vi và khả năng kiểm soát của họ. Lý thuyết này đã được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về hệ thống thông tin và marketing trước khi được các nhà nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khởi nghiệp. Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới dự định thực hiện hành vi:

+ Thái độ của cá nhân đối với hành vi: Thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hoặc

tích cực của cá nhân về việc khởi nghiệp. Đó khơng chỉ đơn giản là cảm giác của cá nhân (tơi thích, nó làm cho tôi thấy được, ổn thỏa) mà bao hàm cả việc cân nhắc đánh giá giá trị của khởi nghiệp kinh doanh (nó có khả năng đem lại lợi nhuận, có nhiều ưu điểm hơn) và “Tơi có muốn làm việc đó khơng?”. Khái niệm này được đánh giá là gần với cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp trong mơ hình Shapero.

+ Ý kiến người xung quanh: đo lường các áp lực của xã hội mà một cá nhân tự

cảm nhận được về việc tiến hành hoặc không tiến hành các hành vi khởi nghiệp. Cụ thể, nó là dự cảm của một cá nhân về việc những người xung quanh có ủng hộ quyết định khởi nghiệp kinh doanh của mình hay khơng hay chính là trả lời câu hỏi: “những người khác có muốn tơi làm việc đó khơng?”.

+ Cảm nhận về khả năng kiểm sốt hành vi: Được định nghĩa là quan niệm của

cá nhân về độ khó hoặc dễ trong hoàn thành các hành vi khởi nghiệp kinh doanh (Tơi thấy là tơi có khả năng làm và đủ nguồn lực để làm việc đó khơng?). Đây là khái niệm rất gần với khái niệm về năng lực cá nhân của Bandura (1997) và cũng tương ứng với khái niệm về cảm nhận về tính khả thi (sự tự tin) trong mơ hình SEE của Shapero và Sokol (1982) vì đều đề cập tới khả năng của một cá nhân trong việc hoàn thành các hành vi khởi nghiệp. Tuy nhiên, cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi khác với khái niệm cảm nhận về tự tin khởi nghiệp kinh doanh ở chỗ cảm nhận về khả năng kiểm sốt hành vi khơng chỉ đơn thuần là dự cảm về việc có thể thực hiện được hành vi mà cịn là cảm nhận về việc có khả năng kiểm sốt hành vi.

2.1.4.3 Lý thuyết về dự định hành vi Shapero-Krueger (2000)

Trong mơ hình mới được điều chỉnh từ mơ hình SEE của Shapero và Sokol (1982), Krueger và cộng sự (2000) đưa ra 3 nhân tố tác động tới dự định của một cá nhân trong việc khởi nghiệp. Đó là mong muốn khởi nghiệp, cảm nhận về tính khả thi và xu hướng hành động. Về cơ bản, mơ hình khơng có sự thay đổi nhiều so với mơ hình cũ, xu hướng hành động được thay thế cho biến thay đổi trong cuộc sống trong mơ hình của Shapero. Xu hướng hành động là cam kết của một cá nhân sẽ hành động theo như quyết định họ đưa ra.

Các mơ hình lý thuyết về dự định khởi nghiệp kinh doanh nêu trên có sự tương đồng. Dự định khởi nghiệp đều được giải thích bằng khả năng cá nhân và thái độ. Cảm nhận về tự tin khởi nghiệp (tính khả thi) ở mơ hình SEE cũng rất gần với cảm nhận về khả năng kiểm sốt hành vi ở mơ hình TBP đều xuất phát từ cảm nhận của

cá nhân về năng lực bản thân. Cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp chính là kết hợp giữa thái độ của cá nhân với hành vi khởi nghiệp kinh doanh và ý kiến người xung quanh về việc họ ủng hộ hay phản đối. Tất cả các mơ hình trên đều cho thấy có điểm chung, một cá nhân có tiềm năng khởi nghiệp kinh doanh phải có thái độ tốt, mong muốn khởi nghiệp và phải có cảm nhận về khả thi, sự tự tin về khả năng bản thân khởi nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của thanh niên tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)