CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.2.3 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường giáo dục
Bảng 5.3: Thống kê mô tả yếu tố giáo dục
Biến quan sát Giá trị trung bình
Giáo dục 3,76
Nhà trường và địa phương cung cấp những kiến thức cần thiết về khởi nghiệp
3,78 Nhà trường và địa phương cung cấp những kỹ năng cần thiết
về khởi nghiệp
3,73 Nhà trường và địa phương thường tổ chức những hoạt động
định hướng về khởi nghiệp (các hội thảo, hội nghị khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp)
3,77
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Giáo dục” có mức độ tác động lớn thứ ba (hệ số hồi quy β4 = 0,186) đến YDKN của thanh niên. Giá trị trung bình là 3,76. Để nâng cao YDKN của thanh niên cần có những đề xuất hàm ý quản trị như sau:
Đia phương cần chỉ đạo các phịng ban chun mơn, phối hợp với các đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức khởi nghiệp. Tổ chức các lớp khởi nghiệp cho cán bộ lãnh đạo các Phòng, Ban của huyện và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể. Từ việc nắm vững kiến thức khởi nghiệp, cán bộ lãnh đạo Phòng, Ban của huyện và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể sẽ tuyên tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên và người dân, thanh niên về kiến thức khởi nghiệp. Sau đó, các đồn thể tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đối tượng đoàn viên, hội viên của mình.
Kiến thức đào tạo xoay quanh các vấn đề về: sự cần thiết của Khởi nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp, cách huy động các nguồn lực, lựa chọn ngành nghề khởi nghiệp, dự báo xu hướng khởi nghiệp… Cần có hướng dẫn cho các thanh niên về kỹ năng khởi sự doanh nghiệp để họ có thể tự tạo việc làm bằng cách kết hợp sử dụng chuyên mơn của mình khởi sự trong ngành.