Lý thuyết dự định hành vi của Shapero-Krueger

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của thanh niên tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27)

(Nguồn: Krueger và cộng sự, 2000)

Tổng kết lại, trong ba trường phái lý thuyết nghiên cứu về YDKN nói trên, các mơ hình lý thuyết về dự định khởi nghiệp kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu phát triển, kiểm định thực tế và trở thành phương pháp tiếp cận được chấp nhận rộng rãi hơn, có khả năng giải thích cao hơn và đáng tin cậy hơn so với các cách tiếp cận đặc điểm tính cách cá nhân hay đặc điểm nhân khẩu học. Các nghiên cứu về dự định khởi nghiệp hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu hàn lâm về hành vi khởi nghiệp. Tuy có các quan điểm khác nhau trong định nghĩa các biến số dẫn tới dự định khởi nghiệp, nhưng các mơ hình dự định đều cho phép kết hợp phân tích 3 nhân tố quan trọng cho việc khởi nghiệp kinh doanh gồm: Cá nhân, môi trường và nguồn lực để lý giải nguyên nhân dẫn tới khởi nghiệp.

2.2 Tổng quan nghiên cứu

2.2.1 Các nghiên cứu về khởi nghiệp

Nghiên cứu Driessen và Zwart (2006), về sự tác động của các yếu tố tính cách cá nhân lên khả năng khởi nghiệp. Mơ hình đã được các nhà nghiên cứu phát triển lên

thành mơ hình E-Scan sau đó để đo lường các tính cách này tác động đến khả năng khởi nghiệp của cá nhân và được khảo sát trên mạng internet tồn cầu. Có 10 yếu tố tính cách cá nhân tác động đến khả năng khởi nghiệp trong mơ hình: Nhu cầu thành đạt, nhu cầu tự chủ, nhu cầu quyền lực, định hướng xã hội, sự tụ tin, sự nhẫn nại, chấp nhận rủi ro, khả năng am hiểu thị trường, khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng.

Zain và cộng sự (2010) cho rằng các yếu tố tham gia các khóa học kinh doanh, ảnh hưởng từ truyền thống kinh doanh của các thành viên trong gia đình, đặc điểm cá nhân đều ảnh hưởng đến khởi nghiệp của sinh viên kinh tế ở Malaysia.

Đối với sinh viên kinh tế tại Pakistan, Azhar (2010) cho rằng ý định khởi nghiệp chịu tác động bởi các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, nền tảng giáo dục và cơng việc của gia đình; các yếu tố hành vi như sự thu hút chuyên nghiệp, năng lực kinh doanh, đánh giá xã hội, kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến khởi nghiệp.

Ngoài ra, nghiên cứu của Wang (2011) đã chỉ ra sự ham muốn kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh và kinh nghiệm làm việc có tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở Trung Quốc và Mỹ. Song song đó, nền tảng kinh doanh của gia đình, đạo đức kinh doanh cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của đối tượng này.

Nghiên cứu của Linan (2011) cũng đã kết luận, các nhân tố ảnh hưởng chính đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là sự sẵn sàng kinh doanh; thái độ cá nhân; hoạch định, liên minh và hình thành nhân viên; sự tăng trưởng; sự ưu tiên cho các công việc đối với của sinh viên đại học ở Tây Ban Nha.

Nghiên cứu của Ooi và Nasiru (2015) về ảnh hưởng của giáo dục về kinh doanh tới sinh viên đại học cộng đồng Malaysia. Mẫu nghiên cứu gồm 235 sinh viên năm cuối đã được rút ra từ bốn trường nằm ở khu vực phía bắc Malaysia. Kết quả nghiên

cứu cho thấy vai trò quan trọng của các trường đại học, cao đẳng cộng đồng trong việc thúc đẩy và nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp của sinh viên tốt nghiệp.

Theo Zain và cộng sự (2010), kết quả nghiên cứu về ý định trong kinh doanh của sinh viên Malaysia cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh là do tác động bởi các thành viên trong gia đình, tham gia các khóa học về kinh doanh, đặc điểm tính cách của cá nhân. Wang và cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng, sự ham muốn kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh và kinh nghiệm làm việc có tác động trực tiếp đến YDKN của sinh viên ở Trung Quốc và Mỹ. Song song đó, nền tảng kinh doanh của gia đình, đạo đức kinh doanh cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định của đối tượng.

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015) về các nhân tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học đã khẳng định sự tác động của các nhân tố môi trường tới tiềm năng khởi sự kinh doanh – khái niệm giống như YDKN kinh doanh, đồng thời tác giả cho rằng các trải nghiệm cá nhân trong đó có các trải nghiệm được tiếp cận trong quá trình học đại học có tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên; các hoạt động định hướng khởi sự kinh doanh trong và ngồi chương trình đào tạo của trường đại học đều tác động tích cực tới hai khía cạnh là tự tin và mong muốn khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam. Nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường cảm xúc kết hợp với các yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân tới tiềm năng khởi sự kinh doanh.

Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp với trường hợp sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ được khảo sát trên 233 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai thuộc khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu xác định được thứ tự ảnh hưởng theo mức độ quan trọng giảm dần của các nhân tố đến YDKN của sinh viên bao gồm: Thái độ và sự hiệu quả, giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, nguồn vốn, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi.

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2015) nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 400 sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố. Kết quả, có 4 nhân tố tác động đến YDKN của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bao gồm: thái độ và sự đam mê, sự sẵn sàng kinh doanh, quy chuẩn chủ quan, giáo dục. Trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có ảnh hưởng mạnh nhất đến YDKN.

Nghiên cứu của Đỗ Thị Hoa Liên (2016) nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh trường Đại học Lao động – Xã hội, thơng qua áp dụng mơ hình tiềm năng khởi nghiệp kinh doanh của Krueger và Brazeal (1994) với lý thuyết dự định hành vi của Ajzen (1991). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 315 sinh viên tại Trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 05 nhân tố tác động đến YDKN của sinh viên bao gồm Giáo dục và đào tạo tại trường Đại học, kinh nghiệm và trải nghiệm, gia đình và bạn bè, Tính cách cá nhân, nguồn vốn.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016) nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 405 sinh viên bậc Đại học ở các ngành học khác nhau. Nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê mơ tả và mơ hình cân bằng cấu trúc tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố ảnh hưởng dương đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhân tố sự tự tin về tính khả thi trong khởi nghiệp gồm: hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khóa, ý kiến của những người xung quanh và sở thích kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin. Sự tự tin về tính khả thi trong khởi nghiệp càng cao thì ý định khởi nghiệp của sinh viên càng tăng.

Nghiên cứu của Nguyễn Hải Quang, Cao Nguyễn Trung Cường (2017) được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh

nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 361 sinh viên (năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư) thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Thực hiện một nghiên cứu khám phá chúng tơi tìm thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên bao gồm: nhận thức kiểm sốt hành vi, động cơ chọn làm cơng cho một tổ chức, môi trường cho khởi nghiệp, động cơ tự làm chủ, quy chuẩn chủ quan và sự hỗ trợ của mơi trường học thuật. Trong đó, yếu tố nhận thức kiểm sốt hành vi có tác động mạnh nhất đến ý định khởi sự doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nam (2017) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Mẫu nghiên cứu gồm 300 sinh viên đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố được xác định là có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đó là: sự đam mê, mơi trường giáo dục, hỗ trợ khởi nghiệp và nguồn vốn. Trong đó, nhân tố sự đam mê và mơi trường giáo dục có tác động mạnh nhất. Vì vậy, nhằm đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp trong học sinh sinh viên trong thời gian tới, nhà nước và nhà trường cần có những chính sách cụ thể để tạo môi trường khởi nghiệp trong sinh viên hoặc những thanh niên trẻ tuổi phát triển rộng khắp và có chất lượng cao.

Nguyễn Văn Đức (2017) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang. Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận gồm Năng lực khởi nghiệp, Thái độ khởi nghiệp, Đam mê khởi nghiệp, Nguồn vốn, Thị trường và Hỗ trợ khởi nghiệp với mẫu nghiên cứu gồm 192 thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên gồm Năng lực khởi nghiệp, Đam mê khởi nghiệp, Nguồn vốn và Hỗ trợ khởi nghiệp. Trong đó, nhân tố Năng lực khởi nghiệp có tác động mạnh nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện

Vĩnh Thuận. Chưa có bằng chứng khẳng định rằng có hay không sự ảnh hưởng của nhân tố Thái độ khởi nghiệp và Thị trường đến ý định khởi nghiệp.

Nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nhằm khám phá và xác định mức độ ánh hưởng của các yếu tố chương trình giáo dục, kiến thức và kinh nghiệm, quy chuẩn chủ quan, thái độ, tính cách, nhận thức kiểm sốt hành vi xuất phát từ lý thuyết hành vi hoạch định TPB. Kết quả khảo sát 434 nữ sinh viên cho thấy thái độ cá nhân, chương trình đạo tạo có tác động lớn nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

2.2.2 Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

Mặc dù nhiều người nhận thức được lợi thế đáng kể của ngành nông nghiệp, nó vẫn đặt ra yêu cầu thu hút thanh niên để trở thành doanh nhân nơng nghiệp. Do đó, nhận ra các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên là rất quan trọng vì nó có thể đóng vai trị chiến lược và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến giới trẻ để trở thành doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp được các nhà khoa học nghiên cứu bao gồm: nhân khẩu học xã hội, thái độ, sự chấp nhận và kiến thức.

Silva và cộng sự (2010) đã chỉ ra những yếu tố nhân khẩu học tác động đến thái độ của thanh niên đối với nơng nghiệp, đó là giới tính; độ tuổi; thu nhập; địa phương và dân tộc. Theo đó, giới tính là một trong những chỉ số cho các yếu tố đóng vai trò quyết định thái độ và sự chấp nhận của thanh niên đối với tinh thần kinh doanh. Các nhà khoa học định nghĩa độ tuổi có nghĩa là tuổi cá nhân thích hợp cho các hoạt động nông nghiệp. Có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm tuổi liên quan đến thái độ đối với YDKN trong nông nghiệp. Họ cũng cho rằng, đối với đa số người dân, sự cân nhắc quan trọng nhất trong việc lựa chọn công việc là tiền công hoặc thu nhập. Giới trẻ tin rằng ngành nông nghiệp không phải là một ngành sôi động vì nó chỉ tạo ra thu nhập ít ỏi. Do đó, thái độ của thanh niên là tham gia vào

lĩnh vực nông nghiệp được coi là một kinh nghiệm tạm thời, có thể chấp nhận như một câu trả lời cho vấn đề thất nghiệp chỉ trong thời gian đó cho đến khi tìm ra giải pháp tốt hơn.

Abdul và Norhlilmatun (2013) cũng tiếp tục nghiên cứu các nhân tố đã được công bố trong các nghiên cứu khoa học trước đó. Nghiên cứu của họ nhằm trả lời hai câu hỏi: Thứ nhất, những nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm của thanh niên để trở thành doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp là gì? Thứ hai, mối quan hệ giữa các yếu tố với sự quan tâm của thanh niên để trở thành người khởi nghiệp là gì? Nghiên cứu cũng xác định các yếu tố quan trọng khác như hỗ trợ của gia đình, hỗ trợ của chính phủ và quảng bá thông qua các lễ hội nông nghiệp. Nghiên cứu kết luận rằng quyết định có tham gia khởi nghiệp nông nghiệp không chỉ giới hạn ở thái độ, sự chấp nhận và kiến thức mà còn được xác định bởi các yếu tố khác như hỗ trợ gia đình, hỗ trợ của chính phủ và cường độ thúc đẩy của các cơ quan chính phủ liên quan và liên quan cơ quan chức năng. Từ nghiên cứu này, người ta thấy rằng thái độ và sự chấp nhận có mối quan hệ đáng kể với sự quan tâm của thanh niên đối với khởi nghiệp trong nông nghiệp. Đặc biệt, sự hứng thú trở thành doanh nhân nông nghiệp dựa trên thái độ và sự chấp nhận tự nguyện của họ mà khơng có sự ép buộc nào từ bất kỳ bên nào.

Addo (2018) lập luận về cách tiếp cận toàn diện liên quan đến thanh niên trong hệ thống nông nghiệp mở rộng, nhấn mạnh tầm quan trọng của sinh viên trẻ đã tốt nghiệp (thanh niên có trình độ học vấn cao) tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, do đó cần có các bước để thu hút, hỗ trợ và giữ chân họ trong lĩnh vực nông sản. Nghiên cứu cho thấy những sinh viên trẻ tốt nghiệp, không phân biệt nền tảng giáo dục, có thể tham gia tích cực vào lĩnh vực nơng nghiệp. Khó khăn đặc biệt trong việc tìm kiếm người khởi nghiệp là sinh viên nữ tốt nghiệp có thể cho thấy sự cần thiết của những nỗ lực trong việc đảm bảo cân bằng giới trong khởi nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp. Theo tác giả, Ba yếu tố chính có thể nói là ảnh hưởng đến YDKN trong nông nghiệp là: Cá nhân, tổ chức và yếu tố bên ngoài; với yếu tố cá nhân là

then chốt. Yếu tố cá nhân được phát hiện có ảnh hưởng khác nhau đến YDKN trong nông nghiệp: nguồn cảm hứng và quyết định bắt tay vào hoạt động nông nghiệp và làm việc để duy trì các doanh nghiệp nông nghiệp của họ; học hỏi, khám phá và đổi mới và phát triển cảm xúc tích cực; lập kế hoạch và điều phối các hoạt động của doanh nghiệp, quản lý hành chính và kỹ thuật các hoạt động hàng ngày và xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa các bên liên quan và với các bên liên quan bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp, đối tác).

Kumar (2016) đã nghiên cứu đánh giá các yếu tố thúc đẩy phát triển tinh thần khởi nghiệp nông nghiệp, những hỗ trợ về thể chế và quảng bá cho các doanh nhân và xác định những hạn chế mà các doanh nhân phải đối mặt trong việc phát triển tinh thần kinh doanh nông nghiệp. Tác giả đã chỉ ra rằng mức độ tin cậy của phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của thanh niên tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)