Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường thái độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của thanh niên tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2.1 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua tăng cường thái độ

Bảng 5.1: Thống kê mô tả yếu tố Thái độ

Biến quan sát Giá trị trung bình

Thái độ 3,63

Nếu tơi có cơ hội và nguồn lực, tôi muốn khởi nghiệp kinh doanh

3,63

Tôi rất hứng thú với việc khởi nghiệp 3,63

Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là khởi nghiệp kinh doanh riêng 3,62

Tôi không ngại rủi ro trong kinh doanh 3,63

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Thái độ” có mức độ tác động lớn nhất (hệ số hồi quy β1 = 0,279) đến YDKN của thanh niên. Giá trị trung bình là 3,63. Để nâng cao YDKN của thanh niên cần có những đề xuất hàm ý quản trị như sau:

Chính quyền địa phương cần tạo hứng thú và đam mê hay nói cách khác là tạo mơi trường thật tốt để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ cho thanh niên. Khi có sự đam mê đủ mạnh sẽ tạo nên thái độ tích cực thì tỷ lệ khởi nghiệp thành cơng trong lĩnh vực này chắc chắn sẽ rất cao. Có thể phân chia thanh niên thành 02

nhóm, cụ thể sau: một là, thanh niên có sẵn thái độ tích cực. Hai là, thanh niên chưa

có hoặc chưa nhận biết chính xác thái độ thật sự của mình là gì đặc biệt là những người cịn rất trẻ và đang đi học. Vì vậy, địa phương cần tạo nhà trường cần tạo ra nhiều mơi trường phù hợp với 02 nhóm đối tượng trên:

- Đối với thanh niên chưa nhận biết thái độ: Chính quyền địa phương cần tạo ra nhiều hoạt động tương tác thơng qua các hình thức tọạ đàm, hội thi tay nghề, các hoạt động văn hoá nghệ thuật hay tổ chức các hoạt động tham quan thực tế trải nghiệm tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức… nhằm từng bước giúp họ xác định được đam mê của mình là gì.

- Đối với thanh niên đã có sẵn thái độ tích cực: Định kỳ địa phương cần tổ chức

các diễn đàn Khởi nghiệp, các hội thi ý tưởng khởi nghiệp, vườn ươm khởi nghiệp hoặc tạo điều kiện cho thanh niên tự tổ chức các diễn đàn, thành lập các câu lạc bộ để cho họ có cơ hội để trình bày những ý tưởng khởi nghiệp hoặc chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp với cộng đồng. Thường xuyên trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho thanh niên trước khi bắt đầu khởi nghiệp. Tổ chức Hội thảo, mời các chuyên gia có kinh nghiệm, những người đã thành cơng thơng qua khởi nghiệp để kích thích sự đam mê khởi nghiệp cho thanh niên.

Ngoài ra, giới thiệu trong cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp các mơ hình mới, phát minh mới từ các nước trên thế giới về lĩnh vực khoa học công nghệ. Giới thiệu thơng qua các kênh đồn thể xã hội tại địa phương, các chương trình giới thiệu sản phẩm mơ hình trong các buổi triển lãm tại địa phương và các kênh báo đài, mạng xã hội ...

Muốn đẩy mạnh tuyên truyền doanh nghiệp công nghệ và khoa học vào cộng đồng, cần xây dựng có chế chính sách hỗ trợ Sở khoa học và cơng nghệ bố trí cán bộ chuyên trách về hoạt động phát triển doanh nghiệp Sở khoa học và công nghệ. Bộ phận này có trách nhiệm tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về doanh nghiệp Sở khoa học và công nghệ.

5.2.2 Nâng cao ý định khởi nghiệp thơng qua tăng cường nhận thức kiểm sốt hành vi

Bảng 5.2: Thống kê mô tả yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi

Biến quan sát Trung bình

Nhận thức kiểm sốt hành vi 3,57

Tơi tin rằng hồn tồn có thể khởi nghiệp kinh doanh trong tương lai

3,61 Tôi biết làm thế nào để phát triển một dự án khởi nghiệp 3,51 Tơi có thể kiểm sốt được q trình khởi nghiệp 3,54 Nếu cố gắng hết mình tơi chắc chắn thành cơng khi khởi nghiệp 3,61

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Nhận thức kiểm sốt hành vi” có mức độ tác động lớn thứ hai (hệ số hồi quy β3 = 0,232) đến YDKN của thanh niên. Giá trị trung bình là 3,57. Để nâng cao YDKN của thanh niên cần có những đề xuất hàm ý quản trị như sau:

Chính quyền địa phương nên tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển kinh tế trong thanh niên; phối hợp các bộ, ngành liên quan tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho thanh niên trên địa bàn; phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã; hướng dẫn các hình thức liên kết hợp tác trong phát triển kinh tế; thơng tin chính sách, pháp luật, thị trường. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về “Khởi nghiệp” để để giới thiệu về các gương thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu, các mơ hình kinh doanh hiệu quả của thanh niên, qua đó góp phần động viên, cổ vũ họ thi đua khởi nghiệp, lập nghiệp, làm giàu, nâng cao nhận thức của xã hội về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Địa phương nên phổ biến rộng rãi các chương trình nhận thức về kinh doanh để các cá nhân có thể tự đánh giá năng lực hoặc điều kiện kinh doanh của mình; đồng thời, phát triển các khóa đào tạo các kỹ năng khởi nghiệp, giúp thanh niên tự tin hơn để tham gia vào kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của thanh niên tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)