Giải pháp về việc nâng cao chất lượng công tác đánh giá và phân loại khách

Một phần của tài liệu 1435 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 88)

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU

3.2.1. Giải pháp về việc nâng cao chất lượng công tác đánh giá và phân loại khách

loại khách hàng nợ xấu

Điểm mấu chốt trong công tác xử lý nợ xấu của chi nhánh là việc đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính hiện tại của các khách hàng nợ xấu từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ. Cụ thể như sau:

+ Đối với các khách hàng mà chi nhánh đánh giá là cịn có khả năng khai thác các nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng; các khách hàng được đánh giá là có phương án kinh doanh khả thi nhưng phát sinh nợ xấu do nguyên nhân khách quan, chi nhánh có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:

Thứ nhất, chi nhánh có thể tiếp tục cấp vốn cho khách hàng với những phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo điều kiện khơi phục kinh doanh có nguồn thu trả nợ ngân hàng. Giám sát chặt chẽ nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ vay nếu khách hàng có nguồn tiền về.

Thứ hai, chi nhánh có thể tham gia tư vấn cho khách hàng chuyển hướng kinh doanh hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này địi hỏi cán bộ làm cơng tác tín dụng phải có sự am hiểu sâu sắc và nhạy bén về tình hình của khách hàng và ngành nghề mà khách hàng đang hoạt động. Đồng thời biện pháp này cũng chỉ có tác dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà khả năng chuyển đổi nhanh chóng. Cịn đối với các tổng cơng ty, tập đồn và các cơng ty có quy mơ lớn thì ngân hàng chỉ có biện pháp là bám sát nguồn thu của khách hàng, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện cam kết thanh toán theo hợp đồng kinh tế.

Thứ ba, nếu khách hàng đủ điều kiện thì chi nhánh có thể thực hiện miễn, giảm lãi hoặc trình BIDV miễn giảm lãi cho khách hàng. Điều này thể hiện rõ nhất thiện chí

của ngân hàng trong việc giúp khách hàng vượt qua khó khăn từ đó nâng cao ý thức trả

nợ của khách hàng và sự gắn kết của khách hàng đối với ngân hàng. Biện pháp này mang ý nghĩa nhân văn rất lớn và thực tế nếu khách hàng có thể phục hồi hoạt động của mình thì việc thương thuyết về sau giữa khách hàng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi. Chi nhánh cần phải xem xét mức miễn giảm lãi phù hợp để bù đắp được chi

phí tối thiểu cho hoạt động kinh doanh của mình và mức miễn giảm lãi để có ảnh hưởng thực sự tích cực trong việc cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.

+ Đối với những khách hàng phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan của khách hàng như khả năng quản lý yếu kém, việc đánh giá thị trường khơng chính xác dẫn tới tiêu thụ sản phẩm chậm gây thua lỗ trong điều kiện giá cả biến động mạnh ....(Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hà nội, Cơng ty

máy tính Trần Trung, Cơng ty cổ phần xây dựng cơng trình ngầm Việt nam ...). Đối với các khách hàng này, Chi nhánh phải đôn đốc khách hàng bán sản phẩm kể cả bán lỗ, có chính sách bán hàng hợp lý để thu hồi vốn càng sớm càng tốt. Ngân hàng cũng có thể là trung gian giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới các khách hàng của mình đang có nhu cầu đầu vào là các sản phẩm của các doanh nghiệp này. Trong tồn bộ q trình này, ngân hàng phải thực sự bám sát nguồn thu của khách hàng. Neu khách hàng không trả được nợ là do sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng phải giám sát toàn bộ các mảng hoạt động khác của doanh nghiệp để thu nợ.

+ Đối với khoản nợ xấu mà chi nhánh đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nhưng có tài sản bảo đảm để trả nợ gốc và lãi, Chi nhánh có thể sử dụng các biện pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với các khách hàng nợ xấu là thành viên của TCT xây dựng Thăng Long, Tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng 1, Tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng 8 được đảm bảo bằng bảo lãnh của các tổng cơng ty, thì chi nhánh cần bám sát và yêu cầu các Tổng công ty này thực hiện theo đúng các cam ket theo các bảo lãnh đối với công ty con.

Thứ hai, đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản và tài sản khác, chi nhánh thuyet phục khách hàng tự đứng ra bán tài sản để có được giá tốt và khơng ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác. Ngân hàng giám sát chặt chẽ quá trình này để thu hồi nợ ngay khi tài sản được bán.

Thứ ba, ngân hàng thu giữ tài sản để phát mại thu hồi nợ. Biện pháp này được áp dụng khi khách hàng chây ì khơng chịu hợp tác hoặc khách hàng khơng có khả năng đứng ra bán tài sản. Hiện tại chi nhánh đã thu giữ tài sản là máy móc thiết bị của cơng ty CP Thiết bị xây lắp giao thơng để bán đấu giá nhưng q trình này mất rất nhiều thời gian và chi phí do máy móc thiết bị của doanh nghiệp nằm rải rác ở các cơng trình ở vùng sâu vùng xa.

Thứ tư, chi nhánh có thể thực hiện bán nợ cho tổ chức mua bán nợ của nhà nước như DATC và VAMC.

cho thuê các tài sản bảo đảm thu hồi được. Hoặc chi nhánh có thể sử dụng tài sản là bất động sản của khách hàng để làm trụ sở giao dịch và trừ dần vào khoản nợ của khách hàng.

+ Đối với các khách hàng nợ xấu khơng có khả năng thu hồi, khơng có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không đủ để thu nợ, khách hàng thiếu thiện chí trả nợ. Chi nhánh có thể tiến hành khởi kiện khách hàng ra tồ án để thu hồi nợ.

Cán bộ tín dụng phải coi việc phân tích, phân loại nợ xấu là một cơng việc trọng yếu. Đối với từng khoản nợ có vấn đề phải phân tích chi tiết thực trạng tình hình tài chính của khách hàng, tìm ra ngun nhân dẫn đến nợ xấu, khả năng tài chính của khách hàng có thể thu nợ đến đâu, tìm hiểu rõ đạo đức và gia cảnh của con nợ. Từ đó giúp cán bộ tín dụng nắm được ngun nhân phát sinh để có cách giải quyết cho từng đối tượng cụ thể.

Việc phân tích, đánh giá và phân loại nợ xấu phải tiến hành thường xuyên, liên tục, định kỳ, phải báo cáo về tình hình xử lý nợ, những khó khăn trong q trình thực hiện về hội sở chính BIDV và NHNN để lấy ý kiến chỉ đạo kịp thời.

Một phần của tài liệu 1435 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w