1.3.1. Mục tiêu
Như đã phân tích ở trên, nợ xấu gây hậu quả nghiêm trọng tới lợi nhuận và uy tín của một ngân hàng. Bởi lẽ hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro cho nên nợ xấu trong hoạt động của một ngân hàng là khó tránh khỏi. Một ngân hàng chỉ có thể đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được để đạt mục tiêu lợi nhuận và an toàn chứ không thể đặt mục tiêu không có nợ xấu. Xử lý nợ xấu là một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động của một ngân hàng thương mại nhằm mục đích: Thu hồi tối đa khoản nợ xấu với chi phí thấp nhất trong thời gian nhanh nhất để bảo toàn vốn của ngân hàng.
1.3.2. Các phương thức xử lý nợ xấu
Phần lớn các khoản nợ trước khi được chuyển thành nợ xấu thì đã được các NHTM đánh giá cẩn trọng bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Khi có một khoản nợ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu trước hết ngân hàng sẽ đánh giá tình hình tài chính, nguồn thu từ các phương án kinh doanh sắp tới của khách hàng và mức độ hợp tác của khách hàng trong việc trả nợ cho ngân hàng. Nếu xác định được doanh nghiệp có nguồn thu chắc chắn để trả nợ trong tương lai và có thiện chí trả nợ thì ngân hàng có thể cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thu nợ có chiết khấu ...thậm chí thực hiện cho vay mới trả nợ cũ cho khách hàng nếu được NHNN cho phép.
Trường hợp ngược lại, khi đánh giá khách hàng không có nguồn thu trong tương lai, không có tài sản bảo đảm, khách hàng bị phá sản, chết mà không có người kế thừa nghĩa vụ trả nợ, khách hàng thiếu thiện chí trả nợ....Ngân hàng chuyển dư nợ của khách hàng sang nhóm nợ có mức độ rủi ro tương ứng và có thể sử dụng một hoặc đồng thời các biện pháp chủ yếu để thu hồi nợ như:
1.3.2.1. Khai thác, cho thuê hoặc bán tài sản nếu khách hàng có tài sản bảo đảm
Phần lớn các tài sản bảo đảm là bất động sản, máy móc thiết bị, hàng tồn kho.. .đều có thể được cho thuê hoặc thanh lý để thu hồi nợ của khách hàng. Ví dụ
như việc ngân hàng thu hồi máy móc thiết bị của các doanh nghiệp kinh doanh xây dựng để cho thuê hay việc thuê chính trụ sở của khách hàng nợ xấu để làm phòng giao dịch của ngân hàng, lấy tiền thuê đó để khấu trừ dần vào nợ vay. Để thực hiện bán tài sản thế chấp, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp:
- Ngân hàng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp: Đây là một cách giải quyết có lợi cho khách hàng và ngân hàng. Việc khách hàng tự bán tài sản thường được đánh giá cao hơn là buộc phải phát mại, đồng thời tránh cho khách hàng khỏi bị giảm uy tín trên thương trường. Mặt khác ngân hàng cũng tránh được các chi phí phát mại và thủ tục pháp lý gắn với sở hữu và phát mại tài sản.
- Ngân hàng bán tài sản thế chấp để thu nợ theo thoả thuận trong hợp đồng: đây là cách giải quyết không dễ dàng bởi đây không phải là nhiệm vụ của ngân hàng. Hơn nữa việc bán tài sản thế chấp để thu nợ có thể gặp phải khó khăn như khách hàng sử dụng tài sản của mình làm trụ sở công ty, hoặc đã bán trả góp cho cán bộ công nhân viên và một số điều kiện ràng buộc khác....
- Thành lập uỷ ban chủ nợ: Nếu ngân hàng là một trong số các chủ nợ của khách hàng, chủ nợ nào cũng muốn lấy lại tiền và các chủ nợ đều có thứ tự ưu tiên trả nợ như nhau thì một uỷ ban chủ nợ có thể được thành lập. Sau đó uỷ ban này bán số tài sản của khách hàng và chia số tiền thu được cho các chủ nợ khác nhau. Trong trường hợp các chủ nợ không thoả thuận được với nhau thì cần đến sự phán xử của bên thứ ba.
1.3.2.2. Bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp
Đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.
Các NHTM có thể thực hiện bán nợ theo các hình thức:
- Tự tìm kiếm đối tác mua nợ trên thị trường bằng việc thông báo trên các phương tiện truyền thông chi tiết về dư nợ, tài sản bảo đảm.và mức giá đề xuất. Nếu đối tác quan tâm sẽ liên hệ trực tiếp với ngân hàng để đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán nợ. Bên mua thực hiện chuyền tiền thanh toán đồng thời với việc bên
bán chuyển giao hồ sơ. Khách hàng sẽ phải ký văn bản nhận nợ với bên mua với số tiền tương ứng với dư nợ gốc/lãi hiện có tại ngân hàng (bên bán).
- Bán cho các tổ chức có chức năng mua bán nợ của Chính phủ và các NHTM khác.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính và Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) của Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện nghiệp vụ này.
+ Đối với DATC thì việc xử lý các khoản nợ đã mua này được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau tùy thực tế cụ thể tại doanh nghiệp vay nợ và đánh giá của DATC, như bán tài sản bảo đảm nợ, khai thác cho thuê tài sản, sử dụng tài sản bảo đảm để góp vốn với doanh nghiệp khác; thu nợ có chiết khấu hoặc bán nợ cho tổ chức kinh doanh nợ khác, xử lý tài chính để cơ cấu lại nợ và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... Theo công văn số 7129/NHNN-TD ngày 18/8/2006 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ xấu mà ngân hàng thương mại nhà nước được bán cho DATC gồm các khoản nợ quá hạn được phân loại vào nhóm 3, 4, 5 quy định tại quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước; các khoản nợ đã được ngân hàng xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc các nguồn khác, hiện đang hạch toán theo dõi trên tài khoản ngoại bảng.
Ngoài ra, ngân hàng thương mại nhà nước được bán lại cho DATC các khoản nợ xấu thuộc đối tượng được xử lý theo quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại.
Việc bán nợ giữa ngân hàng thương mại nhà nước và DATC được thực hiện dưới hình thức hợp đồng ký kết giữa hai bên. Giá bán các khoản nợ và xử lý tài chính trong việc bán nợ cho DATC thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2006/TT-BTC ngày 10/05/2006 của Bộ Tài chính.
+ VAMC là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và
thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế. VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi
phí trong xử lý nợ xấu. VAMC được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hoạt động chính của VAMC như sau [17], [18], [20]: Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ; Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay; Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; Tổ chức bán đấu giá tài sản; Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng; Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Việc bán nợ giữa các tổ chức tín dụng với VAMC được thực hiện dưới hình thức hợp đồng ký kết giữa hai bên. Giá bán các khoản nợ và xử lý tài chính trong việc bán nợ cho VAMC thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT- NHNN ngày 06/09/2013 và Thông tư số 20/2013/TT- NHNN ngày 09/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước [21].
- Ủy thác cho công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) của ngân hàng.
Các ngân hàng thành lập nên một công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tài sản của ngân hàng và xử lý các khoản nợ khó đòi của ngân hàng. Việc làm này mang lại lợi ích nhờ tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm công tác xử lý nợ và giúp cho cán bộ tín dụng không phải mất nhiều thời gian xử lý nợ để tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng mới. Tuy nhiên, do không trực tiếp quản lý khách hàng từ đầu nên việc tiếp cận khách hàng nợ xấu của các nhân viên thuộc AMC thường là khá khó khăn. Thêm vào đó, đôi khi các AMC quá trú trọng
vào mảng đầu tư mà ít dành nguồn lực cho công tác xử lý nợ có thể dẫn tới hiệu quả xử lý nợ của các AMC không cao.
1.3.2.3. Chuyển nợ thành vốn cổ phần
Một hướng đi mới trong việc xử lý nợ xấu là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp. Ngân hàng đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông khác của doanh nghiệp để chuyển nợ thành vốn góp (riêng đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá thì ngân hàng phải tham gia đấu giá cổ phần theo quy định). Sau khi trở thành cổ đông, ngân hàng thực hiện các giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp như xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh... nhằm phục hồi từ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, chính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng.
Đây là một hình thức xử lý nợ khá mới tại Việt Nam và chỉ một số ít các ngân hàng đã thực hiện thành công biện pháp này. Nguyên nhân một phần do ngân hàng không có đủ nguồn nhân lực am hiểu tường tận lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Mặt khác, do yếu tố tâm lý khiến cho các doanh nghiệp rất ngại khi có người ngoài tham gia vào bộ máy quản lý của doanh nghiệp mình nên vai trò của người đại diện của các ngân hàng tại các doanh nghiệp là rất hạn chế.
1.3.2.4. Khởi kiện ra tòa
Trong hầu hết các trường hợp phát sinh nợ xấu thì việc khởi kiện ra tòa án được coi là biện pháp sau cùng khi khách hàng không còn nguồn trả nợ, không có tài sản bảo đảm, khách hàng cố tình lừa đảo hoặc chây ì không hợp tác trong việc xử lý tài sản bảo đảm.. ..Đặc biệt đối với trường hợp khách hàng không có tài sản bảo đảm thì ngân hàng phải nộp đơn ra toà yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp khách nợ để thu hồi vốn từ thanh lý tài sản.
Áp dụng biện pháp phá sản doanh nghiệp khách nợ cũng chỉ là bất đắc dĩ vì quy trình, thủ tục phá sản rất phức tạp, khó khăn và mất thời gian, có nhiều trường hợp đến 5 năm chưa thực hiện được.
1.3.2.5. Xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro
Như đã nói ở trên, quỹ DPRR bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể được trích lập dựa trên kết quả phân loại nợ của TCTD. Quỹ dự phòng rủi ro là bệ đỡ cho các ngân hàng trong trường hợp các khoản nợ không thể thu hồi để tránh nguy cơ mất vốn.
Các khoản nợ được sử dụng quỹ DPRR để xử lý phải đáp ứng những điều kiện và tuân theo những nguyên tắc nhất định tùy theo quy định của từng quốc gia.
Tại Việt Nam, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước thì TCTD sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các trường hợp [10]:
- Các khoản nợ của khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.
- Các khoản nợ thuộc nhóm 5 theo cách thức phân loại nợ quy định tại Điều 6, Điều 7 Quyết định 493 và các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Về nguyên tắc sử dụng dự phòng, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ rõ [10]:
- Sử dụng dự phòng cụ thể trích cho khoản nợ để xử lý rủi ro cho chính khoản nợ đó.
- Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: TCTD phải nhanh chóng phát mại tài sản theo thỏa thuận với khách hàng và quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
- Trường hợp phát mại tài sản bảo đảm không đủ để bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý.
Các khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro được theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm. Trong thời gian đó, ngân hàng không được cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro và vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp khác để thu hồi nợ, giảm tối đa thiệt hại cho ngân hàng.
Mỗi phương thức nêu trên có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Một ngân hàng có thể sử dụng đồng thời một hoặc một số phương thức thích hợp để thu hồi nợ xấu.
1.4. KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ BÀIHỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.4.1. Trung Quốc
Trung Quốc là một trường hợp riêng biệt trong việc lựa chọn mô hình quản lý nợ xấu do những đặc điểm riêng với hệ thống ngân hàng có quy mô rất lớn với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế lên đến gần 2.000 tỷ USD, gấp 1,5 lần GDP. Tổng khối lượng nợ xấu khoảng 480 tỷ USD bằng 36% GDP. Nếu xét về số tuyệt đối thì khối lượng nợ xấu này tương đương khối lượng nợ xấu của Mỹ vào năm 1989, nhưng tỷ lệ so với GDP lại gấp hơn 5 lần.
Để thực hiện xử lý nợ xấu, Trung Quốc đã thành lập 04 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) với vốn điều lệ khoảng 05 tỷ USD trực thuộc 04 ngân hàng lớn (tương đương 1% tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc). Đây là một con số rất nhỏ so với khối lượng nợ xấu. Năm 1999 khối lượng nợ xấu được chuyển giao cho các AMC vào khoảng 170 tỷ USD. Để đảm bảo nguồn vốn cân bằng với khối lượng nợ chuyển sang các AMC đã phải vay từ Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (67 tỷ USD) và phát hành trái phiếu (108 tỷ USD). Các AMC sẽ sử dụng bốn phương pháp để xử lý các khoản nợ xấu này:
Thứ nhất là bán trực tiếp các khoản nợ xấu ra thị trường.
Thứ hai là tái cơ cấu các khoản nợ và các tài sản khác để tăng giá trị tài chính. Thứ ba là chứng khoán hóa các khoản nợ thông qua thị trường chứng khoán Cuối cùng là trực tiếp tái cơ cấu các doanh nghiệp có vấn đề, tập trung vào cơ