Chi tiết dư nợ có tài sản thế chấp theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu 1435 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 70)

Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm các khách hàng hoạt động xây lắp thời điểm 31/12/2012 đã tăng nhẹ so với kỳ 01/01/2009 từ 46% lên mức 47%. Do:

+ Chi nhánh đã tìm nhiều biện pháp để yêu cầu các khách hàng tăng cường tối đa các biện pháp bảo đảm cho các khoản nợ vay (máy móc thiết bị, tài sản của chủ doanh nghiệp, bổ sung TSĐB là khối lượng xây lắp hoàn thành thỏa mãn điều kiện...).

hàng tăng cường tối đa biện pháp đảm bảo tín dụng.

Cho vay sản xuất:

Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm các khách hàng hoạt động sản xuất thời điểm 31/12/2012 đã tăng nhẹ so với kỳ 01/01/2009 từ 65% lên mức 71%.

- Nguyên nhân:

+ Chi nhánh đã tìm nhiều biện pháp để yêu cầu các khách hàng tăng cường tối đa các biện pháp đảm bảo nợ vay (máy móc thiết bị, tài sản của Chủ doanh nghiệp, hàng tồn kho...).

+ Tuy nhiên, một số khách hàng cũ gặp khó khăn về tài chính, phát sinh nợ xấu. nên việc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp gặp khó khăn nên tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm lĩnh vực này vẫn ở mức thấp.

Cho vay thương mại

Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm các khách hàng hoạt động thương mại thời điểm 31/12/2012 đã giảm so với kỳ 01/01/2009 từ 69% xuống mức 42% do những nguyên nhân sau:

+ Trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay Chi nhánh mở rộng cho vay nhóm khách hàng này. Hầu hết các khách hàng này đều được đánh giá là khách hàng tốt nên Chi nhánh thực hiện chính sách cho vay một phần khơng có tài sản bảo đảm, cụ thể là một số Doanh nghiệp nhà nước đã có quan hệ tín dụng lâu năm với Chi nhánh nhưng không đủ tài sản bảo đảm.

+ Một số khách hàng được xếp loại tín dụng tốt (xếp loại AAA, AA, A), Chi nhánh thực hiện chính sách cho vay khơng có tài sản đảm bảo theo Chính sách khách hàng của BIDV.

Cho vay khác

Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm các khách hàng hoạt động lĩnh vực khác như: Bất động sản, dịch vụ, tiêu dùng,.. thời điểm 31/12/2012 đã giảm mạnh so với kỳ 01/01/2009 từ 74% xuống mức 13%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này Chi nhánh cho vay một số dự án lớn tài sản hình thành từ vốn vay chưa đủ tính pháp lý cho nên chưa đủ điều kiện hạch toán ngoại bảng.

Sau khi thực hiện mơ hình hoạt động mới, cùng với sự ra đời của Chính sách khách hàng doanh nghiệp và sự thay đổi trong danh mục khách hàng, vấn đề về tài sản bảo đảm nợ vay của chi nhánh đã được quan tâm trú trọng hơn. Tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm tại BIDV Thăng Long đã tăng lên ở nhóm ngành xây lắp và sản xuất. Đây thể hiện nỗ lực rất lớn của chi nhánh xuất phát từ việc rút ra bài học kinh nghiệm từ các khách hàng xây lắp khơng có tài sản bảo đảm phát sinh nợ xấu trước đó. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách khách hàng mới vẫn tiếp tục duy trì cho phép các khách hàng đủ điều kiện có thể được vay vốn mà không cần tài sản bảo đảm hoặc nhận tài sản bảo đảm hợp lệ. Trong điều kiện các phương thức xử lý nợ xấu hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào tài sản bảo đảm thì chính sách này dẫn tới những khó khăn rất lớn trong q trình xử lý nợ xấu của chi nhánh.

Tóm lại: Nợ xấu tại BIDV Thăng Long đang trong tình trạng đáng báo động. Nợ xấu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của cán bộ nhân viên của chi nhánh. Giai đoạn 2012-2015 được xác định là giai đoạn đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu tại BIDV Thăng Long. Trên cơ sở chỉ đạo và hỗ trợ của BIDV, chi nhánh đã dành nhiều nguồn lực vật chất cũng như nguồn nhân lực cho công tác xử lý nợ xấu với mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% đến cuối năm 2015.

2.3.2. Thực trạng xử lý nợ xấu tại BIDV Thăng Long

2.3.2.1. Cơ sở pháp lý

Công tác xử lý nợ xấu đòi hỏi phải kết hợp hiểu biết về rất nhiều lĩnh vực trong đó yếu tố pháp lý đóng vai trị quan trọng quyết định đến kết quả công tác xử lý nợ.

Bên cạnh các văn bản pháp lý của Quốc hội (Luật dân sự, luật đất đai, luật các TCTC...), Chính phủ (Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 26/12/2006 về giao dịch bảo đảm; Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 Về đăng ký giao dịch bảo đảm.); NHNN (Quyết định 493; Quyết định 18 sửa đổi 493) và các bộ ngành liên quan, trong những năm gần đây, để hỗ tăng cường sự thống nhất trong các phương thức xử lý nợ xấu, BIDV đã ban hành các văn bản quy định khá chi tiết trình tự, thủ tục của từng phương thức xử lý nợ. Cụ thể:

Nợ nhóm 3 ÷ nhóm 5 158 195 23,4 221 13, 3

299 35,3 - Phát sinh tăng 83

^^ 5 14 19,3 Õ"H -13,0 147.2 33,8 thời về mua bán nợ tại Quyết định số 379/QĐ-HĐQT ngày 31/8/2007;

- Đối với phương thức xử lý nợ xấu bằng khởi kiện: BIDV đã ban hành Quy chế xử lý tranh chấp theo Quyết định số 848/QĐ-HĐQT ngày 26/9/2008 quy định cách thức, trình tự xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động tín dụng;

- Miễn giảm lãi: Quy chế miễn giảm lãi ban hành theo Quyết định số 908 /QĐ- HĐQT ngày 08/10/2008;

- Xử lý bằng quỹ dự phòng: Quyết định số 9365 /QĐ-BIDV ngày 27/11/2006 V/v ban hành chính sách phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng; Quyết định số 4130/QĐ-QLTD4 ngày 23/7/2007 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro ban hành kèm theo Quyết định số 9365/QĐ-BIDV ngày 27/11/2006 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ; Quyết định số 0918/QĐ-HĐQT ngày 24/9/2009 V/v ban hành Quy chế sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng.

- Xử lý tài sản bảo đảm: BIDV đã có quy định số 3979/QĐ-PC ngày 13/7/2009 về Giao dịch bảo đảm trong cho vay. Một số nội dung quan trọng được quy định chi tiết trong Quyết định này đó là các nội dung về trình tự, thủ tục và các nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, Quyết định này cũng quy định khá chi tiết các phương thức xử lý tài sản và điều kiện áp dụng từng phương thức này trong thực tế. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng được sử dụng trong hầu hết các trường hợp xử lý nợ xấu của khách hàng có tài sản bảo đảm.

Tuy đã có những quy định khá cụ thể về trình tự thủ tục xử lý nhưng qua quá trình thực hiện trên thực tế cho thấy việc xử lý tài sản của khách hàng là hết sức phức tạp kể cả khi khách hàng hợp tác với ngân hàng thì các thủ tục pháp lý cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Trường hợp tài sản chưa đủ tính pháp lý hoặc khách hàng thiếu hợp tác với ngân hàng thì việc xử lý tài sản hầu như khơng đạt kết quả.

2.3.2.2. Kết quả xử lý nợ xấu

Suốt từ năm 2009 trở lại đây chi nhánh xác định việc xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các cán bộ, các phòng ban trong chi nhánh. Ban giám đốc đã chỉ đạo chi tiết đến các Phịng ban phải xây dựng kế hoạch, lộ trình chi tiết xử lý nợ đến từng khách hàng, phân giao nhiệm vụ đến từng cán bộ, tích cực đơn đốc bám sát khách hàng, quản lý chặt chẽ nguồn thu để tận thu hồi nợ, việc thu hồi nợ phải được đánh giá thường xuyên và liên tục hàng tuần, hàng tháng.

Để xử lý các khoản nợ xấu chi nhánh đã thành lập tổ xử lý nợ xấu do một phó giám đốc làm tổ trưởng với mục đích có các cán bộ chuyên trách với trình độ, nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tế để xử lý nhằm thu hồi nợ một cách nhanh nhất. Hiện tại tổ xử lý nợ xấu gồm có 5 người, chủ yếu hoạt động bán chuyên trách. Các cán bộ của tổ được giao nhiệm vụ xử lý hồ sơ do phịng tín dụng của cán bộ đó đang quản lý để giảm thời gian trong khâu nghiên cứu hồ sơ khách hàng.

Kết quả xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2009-2012 bước đầu là rất đáng khích lệ, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu 1435 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w