1.2. NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
1.2.4. Tác động của nợ xấu đối với Ngân hàng thương mại
Nợ xấu là kết quả của mối quan hệ tín dụng khơng hồn hảo bởi nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính có thời hạn, dẫn đến vi phạm đặc trưng thứ hai, tính hồn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vỡ lịng tin. Khi nợ xấu cao sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Nợ xấu gây nên việc đóng băng vốn và có thể làm mất vốn. Ngân hàng ln luôn xác định thời hạn của các khoản nợ trong hợp động tín dụng, đó là thời gian của một vịng quay vốn tín dụng của NHTM. Các khoản nợ xấu làm Ngân hàng không thu được gốc và lãi đúng hạn, vịng quay vốn tín dụng chậm, giảm tốc độ chu chuyển vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, thậm chí mất vốn. Nếu khoản nợ xấu vượt quá khả năng bù đắp của Ngân hàng thì dễ dẫn đến phá sản.
Nợ xấu còn làm giảm khả năng thanh tốn, nếu Ngân hàng khơng thu được đầy đủ, đúng hạn thì khó có đủ nguồn để thanh tốn cho người gửi tiền. Điều này làm cho hoạt động của Ngân hàng không được bảo đảm khi người gửi tiền rút tiền. Đây có thể là nguyên nhân của sự sụp đổ của ngân hàng.
Chi phí do nợ xấu làm phát sinh là rất lớn: Chi trả lãi tiền gửi (vì khơng thu hồi được nợ để thanh tốn), chi phí quản lý nợ xấu và các chi phí khác liên quan. Điều này làm giảm lợi nhuận, giảm khả năng cạnh tranh của Ngân hàng, ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh doanh khác.
Nợ xấu cao còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của NHTM. Một NHTM có nợ xấu cao sẽ thường xuyên là mục tiêu kiểm tra, kiểm soát của NHNN, của cơ quan tin đại chúng. Điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến hình ảnh của ngân hàng trong con mắt của khách hàng bao gồm cả khách hàng tiền gửi và khách hàng tiền vay, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.