1.4. KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC
1.4.3. Phương thức “Đấu giá quyền giảm nợ”
Đấu giá quyền giảm nợ ACCORD (Auction-based Creditor Ordering by Reducing Debt): Là cơ chế xếp thứ tự thanh toán nợ cho các chủ nợ thông qua việc các chủ nợ đấu giá không bằng tiền mặt, thể hiện qua việc xóa nợ để giành lấy một vị trí ưu tiên trong thứ tự trả nợ của con nợ. Thứ tự ưu tiên của các nhóm chủ nợ vẫn được duy trì (chủ nợ có đảm bảo và chủ nợ khơng có đảm bảo), chỉ có thứ tự thanh tốn trong bản thân mỗi nhóm chủ nợ được đưa ra đấu giá. Trong đó, chủ nợ nào giảm nợ cho con nợ nhiều nhất sẽ được ưu tiên thanh tốn trước tiên (trong nhóm của mình), chủ nợ nào giảm nợ ít hay khơng giảm nợ sẽ là người được thanh toán sau cùng (trong nhóm của mình). Doanh nghiệp sẽ thanh toán đầy đủ các khoản nợ của các chủ nợ đứng ở vị trí thanh tốn đầu, và sau đó mới đến các chủ nợ ở thứ tự tiếp theo.
Điều kiện ứng dụng cơ chế đấu giá quyền giảm nợ ACCORD vào việc xử lý Nợ trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất, cần phải đổi mới nhận thức của các bên liên quan, đặc biệt là từ
phía các chủ nợ. Liệu rằng các chủ nợ có thể thu hồi đầy đủ giá trị khoản nợ của mình hay khơng khi doanh nghiệp con nợ lâm vào tình trạng khó khăn và các khoản nợ trở thành nợ tồn đọng. Như vậy, bài toán đặt ra cho các chủ nợ lúc này là phải nhanh chóng thu hồi khoản nợ của mình ở mức giá trị có thể chấp nhận được và trong khoảng thời gian nhanh nhất. Việc xóa nợ theo cơ chế ACCORD sẽ tạo ra động lực cho các chủ sở hữu, hay ban giám đốc điều hành doanh nghiệp tốt hơn, và khi đó khả năng hồn trả các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ tốt hơn. Thêm vào đó, khi thực hiện phương thức này, các chủ nợ buộc phải công khai thông tin về khoản nợ xấu để tham gia đấu giá. Công khai thông tin là việc mà các NHTM Việt Nam hiện nay chưa làm được. Hầu hết các NHTM đều tìm các biện pháp để che dấu tình
trạng nợ xấu của mình để tránh sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ hai, cần quy định rõ ràng các tiêu chuẩn đối với các NHTM nhà nước
được giảm nợ theo cơ chế ACCORD nhằm tránh những nghi ngờ là việc giảm nợ đó xuất phát từ những động cơ tiêu cực như tham nhũng chẳng hạn. Giải quyết tốt vấn đề này là cực kỳ cần thiết, nhằm có thể thực hiện thành cơng cơ chế ACCORD trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, cần có hình thức kiểm sốt các con nợ trong việc thực hiện cơ chế
ACCORD, tránh trường hợp con nợ tích lũy và sử dụng nguồn ngân quỹ khơng hợp lý, lợi dụng vào khoảng thời gian thực hiện cơ chế ACCORD để trục lợi.
Thứ tư, thiết lập các thủ tục đấu giá theo cơ chế ACCORD chặt chẽ nhằm
tránh những gian lận trong quá trình đấu giá.
Thứ năm, khắc phục tình trạng thơng tin bất cân xứng về doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp nên cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho các chủ nợ, nhằm làm cho tiến trình thực hiện cơ chế ACCORD có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.