phát sinh do cán bộ tín dụng cũ đã cho vay dẫn tới hiệu quả xử lý nợ không cao.
Để hạn chế tính trạng này, Ban lãnh đạo chi nhánh phải xây dựng được quy định về trách nhiệm hợp tác giữa các phòng ban, có cơ chế khen thưởng và xử phạt đủ tính khuyến khích và tính răn đe đối với cán bộ. Ban lãnh đạo chi nhánh cũng cần phải làm gương trong việc tích cực xử lý nợ xấu và có quan điểm rõ ràng trong việc xử lý dứt điểm để cán bộ xử nợ và các cán bộ liên quan thấy được quyết tâm nâng cao chất lượng tín của chi nhánh từ đó tích cực thu hồi nợ xấu.
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế thưởng/phạt hợp lý để khuyến khích cán bộ thuhồi nợ xấu hồi nợ xấu
Hiện nay, BIDV đã có quy chế vể xử lý trách nhiệm trong hoạt động tín dụng ban hành theo Quyết định số 005/QĐ-HĐQT ngày 05/1/2007. Trong quy chế này đã
quy định rõ trách nhiệm cá nhân đối với việc để phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên việc thực hiện cơ chế này trong thực tế còn nhiều hạn chế và chưa quyết liệt.
Bên cạnh các chế tài xử phạt, Quyết định này cũng đã đưa ra cơ chế khuyến khích các chi nhánh có kết quả thu hồi nợ cao. Tuy nhiên khi về tới chi nhánh thì kết quả này được phân phối đều cho cán bộ nhân viên. Điều này tuy đã tạo điều kiện nâng cao thu nhập của cán bộ nhân viên toàn chi nhánh nhưng chưa thực sự đúng đối tượng nên hiệu quả khuyến khích thu hồi nợ xấu không cao. Do đó, bên cạnh việc phân phối đều kết quả thu hồi nợ xấu cho các cán bộ chi nhánh, chi nhánh cần để dành ra một tỷ lệ thích hợp để thưởng cho cán bộ trực tiếp thu hồi nợ xấu.
3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng và lựa chọn được dự án tốt, đầu tư có hiệu quả
Rủi ro tín dụng xuất phát từ những phân tích và thẩm định nhu cầu vay vốn của khách hàng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định phê duyệt tín dụng có thể gây rủi ro sau này; đây là khâu cực kỳ quan trọng để đảm bảo ít tổn thất nhất cho ngân hàng. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng.
Hiện tại tại Chi nhánh việc thẩm định tín dụng là do 02 bộ phận đảm nhiệm: bộ phận quan hệ khách hàng (tiếp cận, phân tích, thẩm định tín dụng và đề xuất trình Ban Giám đốc phê duyệt); bộ phận quản lý rủi ro (có trách nhiệm tái thẩm định một số đề xuất của bộ phận quan hệ khách hàng theo thẩm quyền quy định của BIDV). Nội dung đưa ra tại mục này sẽ tập trung vào một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định của 02 bộ phận này tại Chi nhánh, lưu ý một số điểm như sau:
- Nâng cao chất lượng thông tin đầu vào phục vụ cho quá trình thẩm định. Các thông tin hữu ích từ môi trường kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, hoạt động kinh doanh trong thời gian qua của khách hang... là cơ sở để cán bộ tiến hành thẩm định. Việc thu thập thông tin đầu vào càng đầy đủ chính xác thì quyết định cho vay càng
hiệu quả, hạn chế rủi ro tổn thất cho ngân hàng.
- Trong quá trình thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng, chú ý về các hồ sơ thường bị thiếu hoặc sai như: thiếu các biên bản họp hội đồng thành viên/hội đồng quản trị, không đúng thẩm quyền trong bổ nhiệm Giám đốc, kế toán trưởng, ngành nghề kinh doanh của khách hàng không đúng so với đăng ký... Đồng thời, cán bộ cần phải theo dõi, yêu cầu các khách hàng cập nhật hồ sơ bổ sung khi có thay đổi trong vấn đề pháp lý của khách hàng. Thêm vào đó cán bộ phải hết sức chú ý trong việc cho vay cần có chữ ký của hai vợ chồng: nhiều trường hợp người vay nhờ người khác ký là vợ/chồng mà cán bộ không thể phát hiện ra, do vậy khi xảy ra rủi ro, người vợ hoặc chồng của người vay không chịu trách nhiệm trả nợ cùng, lúc đó việc thu hồi nợ hết sức khó khăn.
- Trong quá trình thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng: bên cạnh các nội dung đã thực hiện như phân tích điểm mạnh, yếu của khách hàng, các chỉ tiêu tài chính trong 3 năm gần nhất, thị trường đầu vào-ra, triển vọng phát triển của khách hàng..., Chi nhánh cần lưu ý tới tới tính trung thực trong báo cáo tại một số khách hàng: hợp lý giữa dư hàng tồn kho trên báo cáo tài chính với báo cáo hàng tồn kho thực tế của khách hàng, trích khấu hao đã theo đúng quy định, đánh giá các khoản phải thu, phải trả của khách hàng theo thời hạn, các khoản tạm ứng, sử dụng nguồn ngắn hạn đầu tư tài sản cố định. Và yêu cầu các khách hàng phải kiểm toán độc lập các báo cáo tài chính nếu trong vài năm trở lại khách hàng không thực hiện nội dung này.
- Quan tâm tới lịch sử vay trả nợ của khách hàng tại các Chi nhánh khác trong hệ thống BIDV và các tổ chức tín dụng khác vì rủi ro từ bất kỳ khoản vay của khách hàng tại các ngân hàng khác cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
- Trong quá trình thẩm định về hồ sơ vay vốn, phương án kinh doanh/dự án đầu tư của khách hàng: bên cạnh các nội dung đã thực hiện như xem xét tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn theo quy định, đánh giá các yếu tố đầu vào và khả năng tiêu thụ sản phẩm, đánh giá phương diện kỹ thuật, tổ chức triển khai phương án kinh doanh,
đánh giá về các nguồn vốn tham gia trong đó tỷ lệ vốn tự có tham gia là bao nhiêu, đánh giá về mặt hiệu quả tài chính (NPV, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR, thời gian hoàn vốn, tỷ lệ sinh lời/tổng vốn đầu tư), đánh giá tài sản bảo đảm..., Chi nhánh cần chú ý một số điểm sau để lựa chọn dự án tốt, đầu tư có hiệu quả:
+ Đặc tính của các sản phẩm của các dự án hàm chứa công nghệ cao dễ bị thay thế như (tivi, điều hòa, điện thoại di động)., khi thẩm định cần đặc biệt tính toán thời gian hoàn vốn hợp lý, khả năng chuyển đổi của dự án sang sản xuất các sản phẩm khác khi các sản phẩm chính của dự án đã lạc hậu.
+ Thời gian thu hồi vốn của phương án kinh doanh/dự án để xác định kỳ hạn trả nợ của khách hàng chuẩn xác, tránh tình trạng phê duyệt theo thói quen, cảm tính (ví dụ: thời hạn cho vay ngắn hạn thường duyệt là 6 tháng hoặc 12 tháng). Vì nếu phê duyệt thời hạn cho vay quá ngắn so với chu kỳ thu hồi vốn của khách hàng thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng, các khoản nợ có thể phải gia hạn, quá hạn hoặc ngược lại nếu thời hạn cho vay quá dài thì khách hàng có thể sử dụng nguồn tiền đó cho mục đích khác mà ngân hàng không kiểm soát được và có thể dẫn đến rủi ro tín dụng trong tương lai.
+ Bên cạnh việc đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản bảo đảm, cần đánh giá tới khả năng thanh khoản của tài sản đó vì một số tài sản nếu có rủi ro thì ngân hàng cũng rất khó có thể xử lý để thu hồi vốn như: đầu tư vào các dây chuyền sản xuất đặc thù, công trình trên đất nhưng đất không thuộc quyền sở hữu của khách hàng. Ngân hàng phải nhìn nhận việc cho vay là dựa trên tính khả thi của dự án/phương án chứ không phải cho vay dựa hoàn toàn vào tài sản bảo đảm của chính khách hàng hoặc bảo lãnh của bên thứ 3.
- về vấn đề nhóm khách hàng liên quan: hiện tại có tình trạng có nhiều khách hàng khác nhau nhưng thực tế lại do cùng 01 người chủ lập nên, do vậy nếu 01 khách hàng gặp rủi ro thì sẽ kéo theo nhiều khách hàng khác có liên quan. Trước hết, Chi nhánh cần quan tâm tới các khách hàng có liên quan tại Chi nhánh để đảm bảo hạn chế rủi ro, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống BIDV. Căn cứ nhận biết nhóm khách hàng liên quan: Đăng ký kinh doanh, Biên bản góp vốn của
pháp nhân, Quyết định thành lập và/hoặc Điều lệ tổ chức và hoạt động của pháp nhân, Quyết định bổ nhiệm các chức danh liên quan, Biên bản họp HĐQT, biên bản bầu Ban Kiểm soát, hộ khẩu, hộ chiếu, chứng minh thư, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn và các giấy tờ chứng minh khác...
- Cuối cùng, cần chú trọng cử cán bộ đi đào tạo nắm bắt các thông số kỹ thuật ở rất nhiều ngành nghề khác nhau vì các cán bộ của ngân hàng chủ yếu là tốt nghiệp ở các trường kinh tế do vậy sự hiểu biết và thẩm định được các dự án là gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với một số cơ quan chuyên môn để cùng phối hợp thẩm định một số dự án/phương án đặc thù.
3.2.6. Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình giải ngân, sau giải ngân, theo dõi đánh giá các khoản nợ có tiềm ẩn nguy cơ phát sinh chuyển nợ xấu
Ngoài việc phòng ngừa rủi ro tín dụng trong quá trình phê duyệt khoản vay, phần này sẽ đề cập tới việc phòng ngừa rủi ro trong quá trình giải ngân, sau cho vay. Đây cũng là một nội dung quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay trên các giác độ về sự phù hợp của các điều kiện vay vốn, việc kiểm soát giải ngân, thu nợ, xử lý phát sinh.
- Trong quá trình giải ngân: hiện tại theo mô hình tổ chức mới, chi nhánh đã có sự tách biệt giữa đề xuất giải ngân và việc thực hiện giải ngân; thực hiện theo mô hình này nhằm đảm bảo tính độc lập và kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận khi cùng thực hiện một khoản vay, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên cán bộ quản trị tín dụng (cán bộ trực tiếp thực hiện giải ngân) cần phải lưu ý một số điểm sau để thực hiện tốt nhiệm vụ:
+ Nhận thức đúng vai trò của mình, không phải đơn thuần là chỉ thực hiện thao tác giải ngân trên máy mà còn có trách nhiệm kiểm tra sau để đảm bảo tính tuân thủ, phù hợp trong đề xuất giải ngân của bộ phận đề xuất.
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân: đầy đủ về mặt số lượng chứng từ như một khoản vay thông thường cần có hợp đồng kinh tế, hoá đơn, biên bản giao
nhận, phiếu nhập kho, đề nghị thanh toán.; sự nhất quán, phù hợp, logic giữa các chứng từ về mặt ngày tháng, số tiền, trình tự phát sinh; tính pháp lý của của chứng từ: chứng từ nào đòi hỏi phải là bản gốc, các chứng từ nào có thể chấp nhận bản phô tô hoặc sao y.
+ Kiểm tra tính tuân thủ, tính pháp lý của khoản vay: bảo đảm khoản vay đúng thẩm quyền phê duyệt, vay đúng mục đích, vay trong hạn mức/giới hạn được cấp, vay khi đã thực hiện đầy đủ các cam kết với ngân hàng (về điều kiện tài sản đảm bảo, vốn tự có đối ứng, chuyển doanh thu.).
+ Hạn chế tối đa việc giải ngân bằng tiền mặt trừ một số trường hợp đặc thù như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương cán bộ nhân viên không qua tài khoản, chỉ áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng: để đảm bảo an toàn trong cho vay, tránh được những rủi ro tín dụng không đáng có cán bộ quan hệ khách hàng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, nguồn vốn tín dụng cho dự án/phương án kinh doanh của khách hàng được sử dụng đúng mục đích, an toàn và hiệu quả. Tại Chi nhánh có nhiều khách hàng có địa điểm sử dụng vốn vay ở xa, rải rác nên việc kiểm tra vốn vay thường xuyên là rất khó khăn. Chính bởi những bất lợi đó Chi nhánh cần quan tâm, chú trọng hơn nữa tới công tác này trong thời gian tới:
+ Tính toán để giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ, dành một tỷ lệ chi phí nhất định cho cán bộ đi kiểm tra vốn vay, tài sản đảm bảo.
+ Thực hiện kiểm tra vốn vay đúng thời hạn quy định, đối với khách hàng nào phát sinh nhiều khoản vay thì nhất thiết phải tiến hành kiểm tra hàng tháng. Cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên báo cáo của khách hàng.
+ Bên cạnh việc kiểm tra định kỳ, cần thực hiện kiểm tra đột xuất để phòng ngừa hành vi gian lận, lừa đảo của khách hàng. Tại chi nhánh nên bố trí cán bộ quản trị hoặc cán bộ quản lý rủi ro kiểm tra sử dụng vốn vay để đảm bảo tính khách quan,
tách biệt giữa cán bộ cho vay trực tiếp và và cán bộ hỗ trợ nhằm tránh hiện tượng thông đồng móc ngoặc giữa cán bộ cho vay và khách hàng.
+ Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu. So sánh thực tế dự án/phương án với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản đảm bảo tại thời điểm kiểm tra, đặc biệt cần kiểm tra kỹ vật tư đảm bảo nợ vay để biết chắc rằng khách hàng của mình sử dụng tiền vay vào việc sản xuất kinh doanh
+ Cán bộ cần tích cực tìm hiểu thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau như: qua các bạn hàng của khách hàng cũng là khách hàng của ngân hàng, các thông tin từ môi trường kinh doanh có tác động tới phương án kinh doanh mà ngân hàng đã tài trợ cho khách hang...
- Yêu cầu hoàn tất một số thủ tục còn thiếu để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản của một số khách hàng đang thế chấp/cầm cố tại Ngân hàng như hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết toán khẩn trương các dự án đầu tư để giao hồ sơ giấy tờ cho khách hàng... Thường xuyên theo dõi, định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo.
- Cần có sự phân tích và sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của các khoản vay của khách hàng có thể dẫn tới nợ quá hạn, nợ xấu để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời không để phát sinh nợ xấu.
- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay, ví dụ như:
+ Nợ vay khách hàng xuất khẩu: kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh toán.
+ Nợ vay khách hàng xây lắp: kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng tại Chi nhánh.
+ Nợ vay khách hàng thương mại: kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, có thể quy định nguồn tiền
hàng từ phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiền...
3.2.7. Tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
- Trên cơ sở rà soát, đánh giá lại các khoản cấp tín dụng thì Chi nhánh cần