Hành động khen ngợi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn từ thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 92 - 94)

Chƣơng một CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Chức năng tác động của thơ

3.3.5. Hành động khen ngợi

Hành động khen ngợi là hành động người nói đánh giá cao, ca ngợi về ai đó, cái gì đó để tỏ rõ sự hài lòng.

Trong thơ kháng chiến chống Pháp, hành động khen có vai trị hết sức quan trọng và là hành động chủ đạo khiến cho đối tượng đọc thơ hướng tới sự thay đổi về tình cảm, thái độ đối với nhân dân, đất nước, với cuộc chiến đấu của dân tộc.

Em là con gái Bắc Giang Rét thì mặc rét việc làng em lo

Nhà em phơi lúa chửa khô Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong

Nhà em con bế con bồng

Em cũng theo chồng đi phá đường quan.

(Phá đường – Tố Hữu) Ngơn từ thơ ngợi ca hình tượng người phụ nữ, thực chất là ngợi ca con người Việt Nam trong kháng chiến. Những con người sẵn sàng xả thân mình cho đất nước. Dù khơng trực tiếp cầm súng tiêu giệt giặc thù nơi chiến tuyến, nhưng họ lại góp phần khơng nhỏ cho kháng chiến cứu nước.

Hành động khen ngợi, ngợi ca trong thơ kháng chiến chống Pháp chiếm một mảng khá lớn đó là dành cho người mẹ, những bà mẹ Việt Nam, những người mẹ Tổ quốc. Hình tượng người mẹ được các nhà thơ nhìn và miêu tả như những con người vất vả nhất, thầm lặng hy sinh nhưng vĩ đại, cao cả lạ thường.

Bà bủ không ngủ, bà nằm Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù

Ngồi phên gió núi ù ù Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về

Hình tượng người mẹ Việt Nam đêm ngày lo việc nước với lòng căm thù giặc sâu sắc qua lối miêu tả của các nhà thơ họ đã có một chỗ đứng vững chắc trong tâm hồn người dân Việt Nam.

Bên cạnh đó hình tượng những anh vệ quốc quân, những em bé liên lạc, những anh dân quân hiện lên trong thơ chống Pháp cũng là những con người đẹp của một thời kỳ gian khổ, được ngợi ca bằng những vần thơ hay nhất.

Đó là một chú Lượm trong thơ Tố Hữu:

Chú bé loắt choắt Cái xác xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang Như con chim chính Nhảy trên đường vàng...

(Lượm – Tố Hữu)

Đó cịn là người du kích với lịng quyết tâm chiến đấu chống giặc thù:

- Thương chồng em hãy theo chồng Ở đây chiến đấu, anh khơng thể về!

- Con tơi có khóc rịng rịng Ở đây chiến đấu, cha khơng thể về!

- Mẹ ơi, đừng giận đùng trông Ở đây chiến đấu, con khơng thể về!

(Bài ca của người du kích – Tố Hữu)

Nói về hành động ngợi ca của thơ kháng chiến chống Pháp không thể không kể đến ngợi ca Đảng quang vinh, chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...

...Khơng gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ Đảng chói lọi Hồ Chí Minh vĩ đại!

(Sáng tháng năm – Tố Hữu)

Trong diễn ngôn thơ kháng chiến, hành động khen, ngợi ca có thể nói nhiều nhất, với ngôn từ đẹp nhất là dành cho hình tượng người chiến sỹ và ngợi ca đất nước, quê hương.

Súng nổ rung trời giận rữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

Kết thúc bài thơ là hình ảnh đất nước từ trong đau thương, căm hận và máu lửa chiến tranh đã hiên ngang đứng dậy, tự khẳng định mình trước lịch sử và nhân loại. Âm hưởng hào hùng, sảng khoái của đoạn thơ được tạo nên từ thể thơ sáu chữ với tiết tấu nhanh, mạnh, dồn dập cùng với hàng loạt hình ảnh đậm chất anh hùng ca lấy từ thực tế của chiến trường Điện Biên Phủ ác liệt mà nhà thơ đã trực tiếp tham gia và được tận mắt chứng kiến. Tác giả đã tạo nên hình tượng thơ đẹp đẽ, hào hùng từ hình ảnh rất chân thực: trong máu lửa, bùn lầy, giữa tiếng đại bác rền vang rung trời chuyển đất, chiến sĩ ta từ các chiến hào ào ạt xơng lên như nước vỡ bờ. Hình ảnh của họ nổi lên trên nền trời như một tượng đài kì vĩ của chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng.

Có thể thấy, những hành động khen ngợi, ca ngợi của thơ ca kháng chiến chống Pháp đã đã mang lại cho quần chúng, cho độc giả biết bao tự hào, trân trọng và thương yêu. Họ - những con người trực tiếp tham gia cuộc chiến, họ - những con người được chứng kiến những thương đau do Pháp gây ra, họ biến những đau thương thành hành động. Những hành động ấy, những việc làm ấy xứng đáng được ngơi ca và trân trọng. Đó là sức mạnh lan tỏa của thơ kháng chiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn từ thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)