Hành động bày tỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn từ thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 83 - 85)

Chƣơng một CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Chức năng tác động của thơ

3.3.1. Hành động bày tỏ

Hành động bày tỏ là hành động thể hiện rõ tình cảm, suy nghĩ của người nói đến người nghe. Hành động này thể hiện nhiều giá trị ngôn trung, nhưng tiêu biểu là các giá trị: cảm thán, nghi vấn và trần thuật.

Cảm thán: Giá trị cảm thán được biểu đạt rõ nét thông qua các câu cảm thán

(câu có các từ cảm thán, kết thúc bằng dấu chấm than (!), đôi khi cũng dùng dấu khác, với giọng cảm thán). Các nhà thơ đã dùng nó như một phương tiện để bộc lộ cảm xúc của mình qua những từ ngữ đặc thù.

Những từ đặc thù mà các nhà thơ hay sử dụng đó là: ôi, hay, quá, biết bao,… “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Nắng chói sơng Lơ, hị ơ tiếng hát Chuyến phà dào dạt bên nước Bình Ca”

(Ta đi tới – Tố Hữu)

Cảm thán để bộc lộ những cảm xúc yêu ghét, căm hờn, thán phục,.. của tác giả đối với hoàn cảnh sống. Đọc đoạn thơ trên người đọc thấy được nhờ cách dùng từ cảm thán mà thấy sự thân thương, đáng tự hào về Tổ quốc, đất nước mình.

Nghi vấn: Giá trị nghi vấn được biểu đạt rõ nét thông qua các câu nghi vấn

(câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn như khơng, ai, gì, nào, tại sao, mấy, nhỉ,… hoặc dùng ngữ điệu để hỏi, kết thúc bằng dấu hỏi).

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ khơng

Nhìn cây nhớ suối, nhìn sơng nhớ nguồn? (Việt Bắc – Tố Hữu) Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai? (Việt Bắc – Tố Hữu) Ai về ai có nhớ khơng?

Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng giữa hang (Việt Bắc – Tố Hữu)

Tác giả sử dụng câu hỏi không phải hỏi để mà đợi câu trả lời, mà để nhấn mạnh sự lưu luyến, bịn rịn, từ đó tạo sự đồng cảm về những hụt hẫng khi chia tay.

Trần thuật: Giá trị trần thuật được biểu hiện rõ nét thông qua các câu trần

thuật (câu dùng để giới thiệu hoặc miêu tả, kể về một sự vật, hiện tượng hay để nêu một ý kiến). Khi nói, câu trần thuật được nói với giọng bình thường. Khi viết cuối câu trần thuật phải đặt dấu chấm. Nhưng không phải câu nào kết thúc bằng dấu chấm cũng là câu trần thuật. Chẳng hạn như:

Họ vẫn gầy, vẫn ốm Mắt vẫn lõm da vàng Áo chăn chưa đủ ấm Ăn uống vần tồi tàn

(Lên Cấm Sơn – Thơi Hữu)

Nhìn chung, câu trần thuật trong các bài thơ chống Pháp đã đánh dấu được chất hiện thực của lịch sử dân tộc. Khi đọc những câu thơ ấy lên là lúc các thế hệ đương thời cho đến sau này đều biết rõ hơn về những năm tháng kháng chiến trường kì ấy, để lớp lớp người sau mãi mãi tự hào và thêm yêu Tổ quốc của mình hơn.

Những giá trị trên có sự liên kết rất chặt chẽ với giá trị ngữ dụng của thơ kháng chiến. Mong muốn của nhà thơ thời kì này là chủ thể muốn bày tỏ với quần chúng bạn đọc về tình yêu quê hương, đất nước; niềm tự hào dân tộc; sự căm phẫn “không đội trời chung đối với với kẻ thù và sự tin tưởng, mong muốn vào một ngày mai tươi sáng của cuộc chiến. Sự bày tỏ ấy nhằm mục đích tạo sự đồng cảm ở quần chúng bạn đọc, mong muốn, khơi gợi quần chúng bạn đọc tới đích củng cố tình u nước thương nhà, gia tăng tinh thần chiến đấu, sự hăng hái, lạc quan trong sự nghiệp chiến đấu và kiến quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn từ thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)