Chƣơng một CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.2. Các phương tiện diễn đạt nghĩa tình thái
Cùng với sự phong phú của các ý nghĩa tình thái, các phương tiện dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái cũng rất đa dạng. Có một số cơng trình đã đề cập đến các phương tiện biểu thị tình thái trong ngơn ngữ nói chung trong tiếng Việt nói riêng như Nguyễn Thị Lương (1996) [61], Phạm Hùng Việt (2003) [104], …Tuy nhiên, có thể tổng hợp một số phương tiện chính biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt như sau:
(1) Phương tiện ngữ âm: dùng ngữ điệu để thể hiện thái độ, tình cảm hoặc yêu cầu của mình.
(2) Phương tiện ngữ pháp: là các cách như đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc cú pháp của câu để thể hiện ý định của người nói nhằm tập trung vào điểm cần nhấn trong phát ngôn ; sử dụng kiểu câu thường được coi là câu ghép, trong đó có một thành phần biểu thị tình thái, cịn thành phần kia chun tải nội dung câu.
(3) Phương tiện từ vựng gồm: - Động từ tình thái : muốn, định, hòng, toan, dám, tin, nghĩ, tưởng, cho là… - Phụ từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… - Trợ từ: à, ư, nhỉ, nhé, chính, cả, ngay… - Thán từ: chà, ôi, ôi chao, ối… - Một số đơn vị từ vựng khác (thường được gọi là qn ngữ) như: có lẽ, hình như, chắc chắn là…
2.3.2.1. Phương tiện ngữ âm: dùng ngữ điệu để thể hiện thái độ, tình cảm hoặc u cầu của mình
Có ý kiến cho rằng “Ngữ điệu là những biến đổi về độ cao của giọng khi nói,
khi đọc có liên quan đến cả một ngữ đoạn và có thể dùng để biểu thị một ý nghĩa bổ sung” [69, tr. 695]. Và “Thường thì sự biến đổi về cao độ, cường độ và trường độ của giọng nói trong phạm vi cả câu hơn là trong một từ” [37, tr. 322]. Giọng nói
nâng lên rồi hạ xuống theo cách thức được cấu trúc trong mỗi phát ngơn và cái mơ hình thu được chính là mơ hình ngữ điệu của phát ngơn. Mỗi phát ngơn có một ngữ điệu riêng. Mỗi kiểu loại câu cũng có một xu hướng ngữ điệu riêng. Như câu tường thuật xu hướng ngữ điệu đi lên ở bộ phận đầu câu, nhưng câu hỏi xu hướng ngữ điệu lại đi lên ở cuối câu.
Ngữ điệu có thể hoàn thành những chức năng khác nhau trong ngôn ngữ. Theo Nguyễn Thiện Giáp [37] ngữ điệu có những chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất: Nó có thể chỉ ra các kiểu câu khác nhau nhờ hướng của cao độ. Thứ hai: Hướng khác nhau của cao độ của ngữ điệu có thể khu biệt ý nghĩa của những câu cùng cấu trúc.
Thứ ba: Ngữ điệu cịn có chức năng thể hiện tình thái. Thứ tư: Ngữ điệu là nét đặc trưng cho từng ngôn ngữ.
Ở đây, tác giả luận văn chỉ bàn đến ngữ điệu có chức năng thể hiện tình thái. Nghĩa là nhờ ngữ điệu mà ta nhận ra trạng thái tình cảm của người nói. Tuy nhiên ý
nghĩa tình thái của ngữ điệu phải được xem xét trong ngữ cảnh gồm cả người nói và hồn cảnh.
Bên kia sơng Đuống của Hoàng Cầm viết năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp. Cả bài thơ là sự đan xen các cung bậc tâm trạng của nhà thơ khi vui, khi buồn, khi đau đớn, khi tiếc nuối… Điều đó có được khi ta nhận ra từ ngữ điệu của những câu thơ trong bài.
Có khi là tâm trạng đầy đau đớn, xót xa nhờ cách sử dụng câu hỏi tu từ có ngữ điệu lên cao ở cuối câu, kết hợp với sử dụng từ ngữ:
Đứng bên này sơng, sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay
(Bên kia sơng Đuống – Hồng Cầm) Có khi là những câu trần thuật ngữ điệu thường có xu hướng đi lên ở đầu câu thể hiện niềm tin tưởng và mơ ước của nhà thơ:
Bao giờ về bên kia sống Đuống Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng mn lịng xn xanh
(Bên kia sơng Đuống – Hồng Cầm)
Việt Bắc của Tố Hữu ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, là cuộc chia ly đầy
bịn rịn, lưu luyến và nhớ thương giữa những người cán bộ cách mạng trở về xuôi và nhân dân Việt Bắc. Ngữ điệu trong Việt Bắc cũng khá đa dạng và linh hoạt. Khi là một ngữ điệu trầm buồn, tha thiết thể hiện tâm trạng nhớ thương không nỡ rời xa.
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi nhìn sơng nhớ nguồn?
Khi lại là ngữ điệu hùng hồn khi thể hiện niềm vui chiến đấu và chiến thắng của những ngày ra trân.
Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Ngữ điệu trong thơ kháng chiến chống pháp rất linh hoạt. Khơng chỉ tìm thấy sự đa dạng trong từng bài thơ của thơ ca kháng Pháp mà cịn tìm thấy sự đa dạng của ngữ điệu trong cùng một tác phẩm. Chính ngữ điệu ấy đã góp phần thể hiện thái độ, tâm trạng của các nhà thơ thời chống Pháp. Và cũng chính điều đó đã truyền cảm hứng cho bạn đọc thêm yêu mến và cảm nhận rõ hơn thái độ, tâm trạng của các nhà thơ. Từ đó mới thấy hết được giá trị đích thực của thơ ca chống Pháp.
2.3.2.2. Phương tiện ngữ pháp: Là các cách như đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc cú pháp của câu để thể hiện ý định của người nói nhằm tập trung vào điểm cần nhấn trong phát ngôn; sử dụng kiểu câu để biểu thị cảm xúc.
Đảo trật tự từ để biểu nghĩa là một trong những biện pháp tu từ cú pháp của tiếng Việt là dùng trật tự từ để biểu thị nghĩa (thủ pháp đảo trật tự từ ngữ trong câu hay còn gọi là đảo ngữ). Đảo ngữ là hiện tượng vi phạm có chủ đích trật tự chuẩn mực của các đơn vị lời nói nhằm mục đích tách ra một thành tố nghĩa - cảm xúc nào đó [86, tr. 238].
Một trật tự được coi là trật tự đảo nếu trong hai thành phần câu có liên hệ với nhau về mặt cú pháp, một thành phần (thành phần phụ thuộc) bị đổi vị trí: vị ngữ đối với chủ ngữ, bổ ngữ trực tiếp đối với vị ngữ... Như vậy, tất cả các thành phần câu đều có thể là đảo ngữ để trở thành một phương tiện tách trung tâm nghĩa của thông báo, tức là tách bộ phận thuyết, bởi vì vị từ nghĩa chính là thành phần câu bị đảo. Chức năng tu từ của đảo ngữ là làm thay đổi tiết tấu của câu, làm giàu âm hưởng, gợi màu sắc biểu cảm - cảm xúc, gây ấn tượng mạnh.
Những kiểu đảo trật tự từ điển hình dùng để biểu nghĩa: Đảo vị ngữ - động từ ra trước chủ ngữ:
„Đã tan tác những bóng thù hắc ám Đã sáng lại trời thu tháng Tám”
(Ta đi tới - Tố Hữu)
“Chập trùng Thác Lửa, Thác Chông”
(Nước non ngàn dặm - Tố Hữu)
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
(Tây Tiến - Quang Dũng) Đảo bổ ngữ lên trước động từ:
“Khoai trồng thắm rẫy Lúa cấy xanh rừng”.
(Bài ca vỡ đất – Hồng Trung Thơng) Đảo vị ngữ - tính từ ra trước chủ ngữ:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Đảo vị trí của vị từ là những từ chuyên dụng với ý nghĩa biểu hiện (như xuất
hiện, hiện (ra), biến (mất), mất và những từ chỉ sự tự dời chuyển, tự vận động
(chạy, đi, nhảy, vọt, tiến, nổ, nở, mọc...) từ vị trí cuối câu (sau danh từ chủ thể) lên vị trí giữa câu (trước danh từ chủ thể và sau giới từ chỉ vị trí). Câu đặc biệt - vị từ chỉ sự xuất hiện được dùng nhiều trong thơ.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên thành tiếng căm hờn.
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi) Thay đổi cấu trúc cú pháp của câu để thể hiện ý định của người nói nhằm tập trung vào điểm cần nhấn trong phát ngôn.
“Mùi ngắm đất rừng. Đất khơng nói.”
(Đất rừng – Trần Cẩn) “Nhưng khơng chết
người trai khói lửa
Sử dụng kiểu câu để biểu thị thái độ cảm xúc: Trong một tác phẩm, người viết có thể sử dụng phối hợp nhiều kiểu câu: câu ngắn kết hợp với câu dài; câu ghép kết hợp với câu đơn; câu đơn đặc biệt. Điều đó khiến cho nhịp điệu của câu thơ trở nên linh hoạt, nhịp nhàng.
“Bao giờ về bên kia sông Đuống Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng mn lịng xn xanh.
(Bên kia sơng Đuống – Hồng Cầm)
“Tơi đã thấy lịng tơi dậy Rồi đây
Còn mấy bước tới Nha Trang - A, gần lắm!
Ta gần máu, Ta gần người, Ta gần quyết liệt.”
(Nhớ máu – Trần Mai Ninh)
Các tác giả còn kết hợp câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán: “Thấy mắt chị sưng vù
Tơi hỏi vì sao thế? Chị bèn kể lể sự tình:
- Quê tôi nguyện ở Thuận Thành trước kia Quân cướp nước bắt lìa nhà cửa
Chúng dồn làng lần nữa là ba Ban ngày chúng thả cho ra
Đêm vào đồn ngủ như là bò trâu”
2.3.2.3. Phương tiện từ vựng
Động từ tình thái: muốn, định, hòng, toan, dám, tin, nghĩ, tưởng, cho
là…thường biểu thị các ý nghĩa tình thái (có tính chất q trình) khác nhau.
“Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên.
(Nhớ Bắc – Huỳnh Văn Nghệ) “Chưa chi mà đã nhớ miền Đông
Cứ muốn ghì ơm lấy núi rừng.”
(Nhớ miền Đông – Xuân Miễn)
Phụ từ: Phụ từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp trong quan hệ với động từ, danh từ,
tính từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ hoặc các ý nghĩa về tình thái thời gian: đã, sẽ, đang, cùng, vẫn…
“Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ.”
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
“Ai cũng bảo đừng mong Riêng em thì vẫn nhớ”
(Thăm lúa – Trần Hữu Thung)
Trợ từ: Trợ từ tình thái diễn đạt ý nghĩa tình thái trong mối quan hệ với mục
đích phát ngơn, biểu thị thái độ, cảm xúc của người nói. Ý nghĩa tình thái ở đây có mối quan hệ chặt chẽ với mục đích phát ngơn. Một số trợ từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé,
chính, cả, ngay...
“Vui quá! Bây giờ mới gặp nhau, Cánh đồng này tốt nhỉ!
(Gặp nhau – Bàn Tài Đồn) “Bóng vươn dài lũy tre
Em với anh hẹn thề Giữ tuổi xanh anh nhé.”
“Và Khánh Hoà vĩ đại! Mắt ta căng lên Cả mặt Cả người, Cả hồn ta sát tới Nhìn mi!”
(Nhớ máu – Trần Mai Ninh)
“Cả ngàn chiến sĩ
Cả ngàn con bạc, con vàng Của Tổ quốc!
Sống... trong đáy âm thầm
(Nhớ máu – Trần Mai Ninh) “Cả quán bà Mâu, cả Cánh Gà, cả Hạ Lý Cả những gái Pháp kêu “đồ đĩ”
Cả những trai Nhật gọi “lưu manh” Cả những anh bấu xấu, voi xanh”
(Hải Phòng 19-11-1946 – Trần Huyền Trân)
Thán từ: Đó là những tổ hợp từ như: chà, ôi, ôi chao, ối…Thán từ là lớp từ có
chức năng biểu hiện cảm xúc, biểu lộ trực tiếp thái độ, tình cảm chủ quan của chủ thể phát ngôn do tác động khách quan. Thán từ không có mối quan hệ hình thức với những từ đi trước và đứng sau chúng. Thán từ vừa có vai trị như một từ, vừa có vai trị tương đương với một câu và có thể đứng độc lập tạo thành một khối riêng biệt:
“ Ôi núi rừng sao heo hút, cheo leo” ( Về làng – Khuyết Danh) “Ơi! Tiếng chim hồng kêu buổi sáng, Nỉ non trong lá vượn ru con”
(Nhớ miền Đông – Xuân Miễn)
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều”
“Mẹ ôm con: "Chao! Tau khổ mấy năm trường" Con sẽ khóc rịng, mẹ sẽ thương hơn”
(Gởi mẹ trong vùng giặc chiếm – Chế Lan Viên) “Chiều nay con ra trận
Lòng mẹ thương
Nhưng thơi tình chẳng bận Đi đi, mẹ lắng tin chờ Chao ôi! thù mấy năm thù
Tiếc đất chưa hoá lửa để thiêu tro trại đồn”
(Đưa con ra trận – Chế Lan Viên)
2.4. Tiểu kết
Toàn bộ chương hai, luận văn tập trung nghiên cứu thơ chống Pháp nhìn từ bình diện ngữ nghĩa. Trên bình diện này, chúng ta có cái nhìn sâu hơn về vẻ đẹp của ngơn từ thơ thời kì này, qua đó cũng thấy được giá trị, tác dụng của những vần thơ thời kì lửa cháy.
Có thể nhận thấy, chất thơ được tỏa ra từ hệ thống hình ảnh, từ ngữ, vần điệu, tỏa ra từ những hình tượng nghệ thuật. Thơ chống Pháp sử dụng từ ngữ, hình ảnh vơ cùng mới lạ và độc đáo. Cách tổ chức ý thơ, câu thơ mới lạ, cách xây dựng hình tượng thơ mới mẻ nhưng lại hết sức gần gũi, thân thương… tất cả làm dấy lên trong lòng người đọc những xúc cảm, những yêu thương, cả những căm giận sôi trào, những niềm vui hòa những nỗi đau.
Cảm xúc có được trong ngơn từ thơ chống Pháp là nhờ vào những tính nhạc trong thơ. Đó là sự kết hợp của điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc; sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm; sử dụng thanh điệu; sử dụng các từ láy tượng thanh, tượng hình. Cảm xúc hình thành nhờ việc các nhà thơ tạo được tính nhạc trong thơ và tính hội họa trong thơ “Thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa”.
Ở nội dung nghĩa tình thái nghiên cứu trên ngữ liệu thơ chống Pháp, chúng ta thấy được các phương diện: tình thái hóa theo sự tin cậy đối với sự tình; tình thái hóa theo sự đánh giá về chất đối với sự tình; tình thái hóa theo sự đánh giá về số lượng đối với sự tình; tình thái hóa theo cảm xúc của chủ thể phát ngơn đối với sự tình; tình thái hóa theo quan hệ liên nhân giữa các nhân vật giao tiếp và tình thái hóa với sự phối hợp giữa điểm nhìn của chủ thể phát ngơn và điểm nhìn của chủ thể
sự tình. Ở khía cạnh các phương tiện diễn đạt nghĩa tình thái, ta thấy được phương tiện ngữ âm, phương tiện ngữ pháp và phương tiện từ vựng. Có thể thấy, nghĩa tình thái là trong những phương diện cơ bản để biểu nghĩa của ngôn từ thơ chống Pháp. Nghiên cứu nghĩa tình thái, chúng tơi nhận thấy sự đa dạng, nhiều khía cạnh khác nhau của việc biểu nghĩa. Điều đó làm nên sự phong phú cho thơ ca chống Pháp, cũng là nét đặc sắc, thú vị, hấp dẫn của ngơn từ thơ chống Pháp nói riêng và thơ ca chống Pháp nói chung.
Nghiên cứu ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954) trên bình diện ngữ nghĩa chúng ta nhận thấy sự đa dạng, phong phú của ngôn từ, sự sáng tạo không ngừng của các tác giả khi biểu hiện. Chất thơ, cảm xúc trong thơ được các tác giả tìm tịi và lựa chọn qua việc dùng từ ngữ, hình ảnh thơ độc đáo và sáng tạo. Chính điều đó làm nên sức hấp dẫn cho thơ chống Pháp và cũng là cách để nhà thơ bày tỏ được nỗi lịng, tình cảm của riêng mình.
Chƣơng ba
NGƠN TỪ THƠ THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946-1954) NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG
Ngữ dụng học là một lĩnh vực quan trọng của ngôn ngữ học. Ngữ dụng học nghiên cứu nhiều lĩnh vực của việc sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống cũng như trong thơ ca. Trong luận văn này, xem xét ngơn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp, chúng tôi không chỉ nghiên cứu những khía cạnh đặc trưng của ngơn từ nhìn từ bình diện ngữ nghĩa, mà chúng tơi cịn đi nghiên cứu những khía cạnh đặc trưng nhất của ngơn từ thơ chống Pháp nhìn từ bình diện ngữ dụng: ngữ cảnh; biện pháp tăng hiệu lực tại lời và chức năng tác động của thơ thời kì chống Pháp. Những nghiên cứu trên bình diện ngữ dụng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn và tồn diện hơn về vẻ đẹp của ngơn từ thơ ca chống Pháp nói riêng cũng như ngơn từ của văn học nói chung.