Chƣơng một CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.4. Những cơ sở lý luận ngữ dụng học
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngữ dụng học: “Ngữ dụng học
hoá trong cấu trúc của ngôn ngữ” [19, tr. 34]. Định nghĩa này cho thấy ngữ dụng có
mối quan hệ với cú pháp.
“Ngữ dụng học nghiên cứu việc dùng ngôn ngữ trong diễn từ và các chỉ hiệu
đặc thù trong ngơn ngữ, những cái làm nên cách thức nói năng” [10, tr. 56]. Định
nghĩa này nhấn mạnh sự quan tâm của ngữ dụng là quá trình tạo ra diễn từ và kết quả của chúng chứ không chỉ là ngơn ngữ. Nói cách khác, một kí hiệu nói chung hay một phát ngơn nói riêng có thể được giải thích khác nhau tuỳ theo tình huống (ngữ cảnh) của kí hiệu.
“Ngữ dụng học nghiên cứu ý nghĩa của người nói, ý nghĩa của ngữ cảnh,
nghiên cứu việc người ta có thể thơng báo nhiều hơn điều được nói như thế nào, nghiên cứu những biểu hiện của những khoảng cách tương đối” [10, tr. 57].
“Ngữ dụng học nghiên cứu sự giao tiếp bằng ngôn ngữ, nghiên cứu cách
dùng ngôn ngữ thực sự trong những ngữ cảnh chuyên biệt” [10, tr. 58].
Nhìn chung, tất cả các định nghĩa trên cho thấy ngữ dụng nghiên cứu ngữ nghĩa trong mối quan hệ với ngữ cảnh. Do đó, quan niệm ngữ dụng học nghiên cứu cách ngôn ngữ được dùng như thế nào và ý nghĩa của nó trong quan hệ giao tiếp trong phạm vi ngữ cảnh là phổ biến nhất.
1.4.1. Ngữ cảnh và thơ
Ngữ cảnh là một khái niệm quan trọng trong ngữ dụng học, “là một nhân tố
trong việc xác định nội dung mệnh đề cho hiện dạng của những phát ngôn thành phẩm cụ thể, trong những tình huống phát ngơn khác nhau” [52, tr. 277]. Nói cách
khác, ngữ cảnh được hiểu là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để hiểu thấu đáo lời nói. Tuy là nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng nằm ngồi diễn ngơn. Chẳng hạn, khi phân tích một phát ngơn rất cần thơng tin ngữ cảnh để giải thuyết các từ chỉ xuất như bây giờ, ai, tôi, anh, này, kia… Để giải thuyết các thành tố này ít nhất cần phải biết ai là người nói, người nghe và khơng gian, thời gian tạo ra phát ngơn. Hay, nếu khơng có tri thức về văn hố, phong tục của người Việt thì khơng thể hiểu được câu ca dao:
Cô kia tát nước bên đàng Sao cơ múc ánh trăng vàng đổ đi
có nghĩa là chàng trai đang tỏ tình với cơ gái nơng thôn. Yếu tố ngữ cảnh giúp người nghe giải mã chính xác hàm ý câu nói là, lời tỏ tình vang lên trong đêm trăng thanh, gió mát, trong khung cảnh lao động nên thơ ở chốn thôn quê. Như vậy, tuỳ vào ngữ cảnh mà câu nói được hiểu theo nghĩa nào, hiệu quả tác động đến người nghe ra sao, đồng thời ngữ cảnh sẽ quy định giải mã câu nói.
1.4.2. Chiếu vật, chỉ xuất và thơ
Chiếu vật (reference) là vấn đề thứ nhất của ngữ dụng học. Chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn với sự vật, hiện tượng được nói tới trong một ngữ cảnh nhất định. Tự bản thân mình, từ ngữ khơng hề chiếu vật. Chỉ có con người mới thực hiện hành vi chiếu vật. Bằng hành vi chiếu vật người nói đưa sự vật mình định nói tới vào diễn ngơn của mình bằng các từ ngữ, bằng câu. Chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa ngữ cảnh với diễn ngơn. Có ba phương thức dùng để chiếu vật là: dùng tên riêng (Hà Nội, Đồng Nai, Nam, An…); dùng miêu tả xác định (cái lị gạch bỏ khơng, con mèo đen nhà ông Năm…); dùng chỉ xuất. Chỉ xuất (deictic) là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ. Tất cả các ngơn ngữ đều có hệ thống từ chuyên chỉ xuất. Đó là các từ chỉ xuất thuộc các từ ngữ như đại từ (này, kia, ấy, nọ, đó, đây, mày, tao, hắn…), danh ngữ (hơm nay, bây giờ, năm ngối, lần sau…)… Tổ hợp có từ chỉ xuất gọi là một biểu thức chỉ xuất. Ba phạm trù chỉ xuất trong ngôn ngữ là phạm trù chỉ ngôi (nhân xưng), phạm trù chỉ xuất thời gian, phạm trù chỉ xuất không gian.
1.4.3. Hành động ngôn từ và thi pháp thơ
Người xây dựng nền móng cho lí thuyết hành động ngôn từ là nhà triết học, ngôn ngữ học người Anh J. Austin, với cơng trình “How to do things with words”. Nội dung chủ yếu của lí thuyết này là: khi con người nói năng, ngôn ngữ mà họ dùng không chỉ là để thông báo hay miêu tả một cái gì đó mà cịn có thể làm cái gì đó, tức là thực hiện một hành động nào đó. Chẳng hạn, khi bác sĩ nói với bệnh nhân
“Anh không được hút thuốc nữa”, nghĩa là bác sĩ đang dùng ngôn từ để thực hiện
một hành động ngăn cấm. Do đó, có thể dùng lời nói để trần thuật, cầu xin, đề xuất, ra lệnh, doạ nạt, khuyên, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng… J. R. Searle, người phát triển lí thuyết hành động ngơn từ của Austin, cho rằng “Trong bản thân lời nói đã
có nghĩa, cho nên khi xét hành động ngơn từ phải xét trên hai bình diện: ý nghĩa và hành động” [44, tr. 123].
Bình diện ý nghĩa: xét lời nói độc lập với ngữ cảnh gọi là ý nghĩa của câu. Ngoài ý nghĩa của câu, lời nói cịn có ý nghĩa khác, đó là ý nghĩa tại lời. Ông cho rằng nghĩa của câu có ảnh hưởng đến sự hình thành nghĩa của lời (không tách rời nghĩa miêu tả và nghĩa ngữ dụng).
Bình diện hành động: khi thực hiện hành động ngôn từ là tuân thủ các quy tắc cấu thành của hành động tại lời. Theo J. Austin, hành động ngơn từ có ba loại lớn: hành động tạo lời (locutionary act), hành động tại lời (illocutionary act) và hành động mượn lời (perlocutionary act).