Hành động cảnh báo, đe dọa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn từ thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 88 - 90)

Chƣơng một CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Chức năng tác động của thơ

3.3.3. Hành động cảnh báo, đe dọa

Cảnh báo và đe dọa là những hành động thường xuyên xuất hiện trong các thông điệp thơ kháng chiến, đặc biệt là thơ ca chống Pháp. Hành động này, một cách tổng quát, lưu ý người nghe, chỉ ra những nguy cơ, hậu quả không tốt (tiềm ẩn) xảy ra trong tương lai. Hay nói cách khác, hành động cảnh báo, đe dọa là hành động tác giả muốn nói (báo) cho người nghe biết về một tai họa, một mối nguy hại hoặc một điều khơng hay có thể xảy ra, làm cho mọi người phải lo sợ.

Trong thơ kháng chiến chống Pháp, hành động cảnh báo, đe dọa thường được các nhà thơ sử dụng để cảnh báo bè lũ bán nước, cướp nước. Bọn giặc Pháp gây tai học và đau thương cho mọi miền, chính chúng được các nhà thơ cảnh báo phải chuốc lấy đau thương.

Khi giặc về làng cùng nhân dân kháng chiến, Hoàng Cầm đã cảnh báo:

Dao lóe giữa chợ Gậy lùa cuối thơn

Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn Ăn khơng ngon

Ngủ không yên Chúng mày phát điên

Quay cuồng như xéo trên đống lửa

Quân giặc Pháp đã rất nhiều lần các nhà thơ thời kỳ này gọi là “lũ quỷ”, “lũ giặc điên”. Cách gọi vừa thể hiện sự khinh bỉ đồng thời cũng cảnh báo chúng, khi chúng hành động khơng mang tính người. Tố Hữu đã cảnh báo, đe dọa chúng bằng những vần thơ đầy căm phẫn:

Lũ chúng nó phải hàng phải chết Quyết trận này quét sạch Điện Biên Quân giặc điên

Chúng bay chui xuống đất Chúng bay chạy đằng trời? Trời không của chúng bay Đạn ta rào lưới sắt

Đất không của chúng bay Đai thép ta thật chặt!

… Chúng bay chỉ một đường ra: Một là tử địa hai là tù binh

Hạ súng xuống rùng mình run rẩy Nghe pháo ta lừng lẫy thét gầm!

(Ta đi tới – Tố Hữu)

Có khi cảnh báo kẻ thù như một sự thách thức chúng, bởi chúng dù có tàn ác đến chừng nào, thì dân và qn ta cũng chế ngự được chúng bằng chính sự trỗi dậy diệu kỳ:

Giặc có đốt thiêu đồng Lúa mùa sau lại mọc Giặc có dồn cướp thóc Thóc lại cướp trở về Hôm trước giặc dựng tề Hơm sau mình lại hạ …Bộ đội đã về làng Súng đạn đã ầm vang Giặc tháo sau, tháo trước

Bằng hành động miêu tả, các nhà thơ đã vẽ ra những bức tranh thật sống động về cái kết thảm hại của giặc. Các nhà thơ đã đem đến cho giặc cảm giác lo sợ, bất an, mối nguy hiểm nếu như chúng vẫn còn ở trên đất Việt Nam này.

Trong chính những cảnh báo, đe dọa, ta lại thấy được ý chí, quyết tâm và nghị lực của các nhà thơ thời kháng Pháp. Đó là quyết tâm giết giặc, trả thù và mang lại cuộc sống thanh bình cho đất nước:

Để con đi giết giặc Lấy máu nó rửa thù này Lấy súng nó cầm trong tay

(Bên kia sơng Đuống – Hoàng Cầm) Những hành động cảnh báo, đe dọa trên như lời tuyên bố đanh thép về ý chí quật cường khơng gì lay chuyển nổi của tồn dân tộc ta trước ham muốn xâm lăng của kẻ thù. Hành động ấy dẫn lối quần chúng bạn đọc theo mạch nguồn cảm xúc, thái độ đanh thép của bài thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn từ thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)