Chƣơng một CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.2. Biện pháp tăng hiệu lực tại lời
3.2.1. Tăng hiệu lực tại lời nhờ các biện pháp tu từ từ vựng
Tác phẩm đã có sự phong phú về vốn từ sẽ càng “giàu có” thêm nhờ các biện pháp khai thác ngữ nghĩa. Ở đây có thể nói tới phương thức chuyển nghĩa và phương thức thêm nghĩa. Chức năng của các phương thức chuyển nghĩa là làm hiện lên sự vật, hiện tượng trong các tương quan ý nghĩa khác nhau, có khi nghĩa của từ vốn biểu thị đối tượng này (theo từ điển) lại được chuyển sang biểu thị đối tượng khác. Thuộc phương thức này có thể là so sánh, ẩn dụ, hốn dụ, nhân hóa, vật hóa, tượng trưng… So sánh là một hình thức miêu tả nghệ thuật, nó chỉ ra sự tương đống giữa hai hiện tượng khác biệt, làm cho hiện tượng này nhờ hiện tượng kia mà được hình dung cụ thể.
Ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng là so sánh bên trong, so sánh ngầm, bởi vì ở đó chỉ cịn tồn tại vế bị so sánh.
Hoán dụ chỉ là sự đổi tên sự vật, thay thế cái này bằng một cái khác có sự gần gũi về quan hệ, từ đó nhấn mạnh một ý cần biểu hiện nào đó, hoặc lấy bộ phận thay cho toàn thể:
“Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
(Bài ca vỡ đất - Hồng Trung Thơng)
Hoặc lấy địa điểm thay cho người sống ở địa điểm đó:
“Mình về với Bác đường xi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người” (Việt Bắc - Tố Hữu)
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…” (Việt Bắc - Tố Hữu)
Nhân hóa là cách chuyển những tính chất, hoạt động của con người sang cho các sự vật khác, hay đó là cách đồng nhất các sự vật vô sinh với sự vật hữu sinh, làm cho nó sống động, có hồn, có tình.
Trong khi đó vật hóa lại là cách đồng nhất con người với các vật khác, hoặc để tỏ sự khinh ghét:
“Một toán quỷ rầm rầm, rộ rộ Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê”
(Tố Hữu)
Còn tượng trưng là một ẩn dụ đặc biệt, một quy ước khiến mọi người đều hiểu rõ từ ngữ này có thể biểu thị một đối tượng khác ngồi cái nội dung ngữ nghĩa thơng thường của nó:
“Búa liềm khơng sợ súng gươm bạo tàn”
(Tố Hữu)
Thuộc các phương thức thêm nghĩa có thể nói tới điệp ngữ, phản ngữ, nói tăng, nói giảm, chơi chữ… đó là những phương thức tổ hợp từ làm biến đổi sắc thái biểu đạt của từ để tạo ra những lớp nghĩa mới. Điệp ngữ là sự lặp lại liên tục những từ hay ngữ giống nhau nhắm nhấn mạnh một ý cần biểu hiện, chẳng hạn, Nguyễn Đình Thi khẳng định quyền làm chủ đất nước của người dân việt:
“Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát nhát
Những dịng sơng đỏ nặng phù sa”
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Phản ngữ là cách vận dụng các từ đối lập về ý nghĩa nhằm nêu bật nội dung nhiều mặt của đối tượng. Nói tăng (ngoa dụ, cường điệu, phóng đại, khoa trương) là cách nói quá sự thật vốn có của sự vật, hiện tượng để tăng cường sức biểu hiện của
nó. Nói giảm (khinh từ, uyển ngữ, nhã ngữ) là cách nói dưới mức vốn có của sự vật hiện tượng để làm cho ý cần nói trở nên nhẹ nhàng, tinh tế. Còn chơi chữ (lộng ngữ) là phương thức sử dụng từ ngữ một cách đặc biệt nhằm tạo nên một nét nghĩa bổ sung, bất ngờ, tồn tại song song với nét nghĩa chính.
Để tăng hiệu lực lời nói, người nói (viết) phải có những biện pháp lựa chọn, sử dụng các đơn vị ngơn ngữ thích hợp. Biện pháp tăng hiệu lực tại lời chính là việc các biện pháp tu từ, là cách sử dụng, biến đổi các phương tiện ngôn ngữ (từ vựng, cú pháp, ngữ âm) một cách sáng tạo để chúng đạt đến những đặc trưng của ngôn ngữ văn chương.
Để tăng hiệu quả diễn đạt, thơ ca kháng chiến chống Pháp đã sử dụng đa dạng, linh hoạt nhiều biện pháp tu từ. Chính nhờ việc sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp tu từ ấy, thơ ca kháng chiến chống Pháp đã làm sống dậy những năm tháng tuy gian khổ nhưng thật hào hung, oanh liệt của dân tộc.
Đọc thơ ca kháng chiến chống Pháp ta có thể bắt gặp rất nhiều những biện pháp tu từ từ vựng quen thuộc được sử dụng như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… như:
“Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
(Đất Nước - Nguyễn Đình Thi)
Nhưng hình ảnh này tác giả lấy chất liệu trực tiếp từ chiến trường Điện Biên Phủ. Trong tiếng đại bác rền vang rung trời chuyển đất, các chiến sĩ ta ào ạt xông lên như nước vỡ bờ. Nguyễn Đình Thi kể “Tơi trơng thấy các anh, mình mẩy đầy
bùn, nhưng khi nhảy lên trên mặt đất, các anh hiện ra chói lịa trong ánh nắng”. Từ
những chất liệu thực ấy, với sự kết hợp tài tình các biện pháp tu từ nhà thơ đã tạo nên bức tượng đài về đất nước sừng sững, chói ngời trên nền của máu lửa, bùn lầy, trong một không gian dồn dập ầm vang tiếng súng.
Hình ảnh đất nước, hình ảnh nhân dân đã được khắc họa thật chân thực nhưng cũng thật đẹp, thật hào hùng nhờ những biện pháp tu từ quen thuộc như thể:
“Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”