Chƣơng một CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. Cảm xúc trong thơ trong thơ chống Pháp
2.2.2. Tính hội họa trong thơ trong thơ chống Pháp
Tính hội họa trong thơ hay cịn gọi là tính tạo hình, là một tính chất cơ bản cũng tạo nên cảm xúc trong thơ. Người làm thơ, trước khi viết thơ thường rơi vào tình trạng mà người ta gọi là “cảm hứng”. Trong tình trạng này, các hình ảnh thu được trong trí nhớ, có thể bao gồm cả các khung cảnh ở bên ngoài quan sát được, liên kết với nhau, tạo nên một thế giới nhỏ bé. Hình ảnh có thể rõ đến mức người ta gần như cảm thấy có thể động vào những vật thể, ngửi thấy mùi vị, thấy sự chuyển động của vật thể, thấy màu sắc: giọt mồ hôi, má vàng nghệ, chim reo, đá cheo leo..
“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ”
(Cá nước - Tố Hữu) “Chim reo trong lá
Hòn đá cheo leo”
(Bài ca vỡ đất - Hoàng Trung Thông)
Người làm thơ sẽ sống trong thế giới ấy, trong khi họ đang nghĩ về bài thơ, họ sẽ đi lại, vào các góc của thế giới của mình, nhìn rõ hơn các vật cảnh, liên kết thêm những màu sắc, những chuyển động, những dãy liên tiếp của những sự việc xảy ra, hay nói cách khác, họ xa rời cái thế giới mà họ đang sống:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên/Chiến sĩ anh hùng/Đầu nung lửa sắt/Năm mươi sáu
ngày đêm khoét núi/Ngủ hầm mưa dầm cơm vắt/Máu trộn bùn non/Gan không núng
/Chí khơng mịn!/Những đồng chí thân chọn làm giá súng/Đầu bịt lỗ châu mai/Băng
mình qua núi thép gai/Ào ào vũ bão”.
Sự hưng phấn do được sống trong thế giới riêng của mình, được sắp đặt nó theo ý riêng của mình, được thêm thắt, chắt lọc, được cho các vật chuyển động xoay quanh các vật, chiêm ngưỡng chúng, cảm giác chúng… gây nên sự ham mê, thôi thúc người làm thơ tiếp tục sống và diễn tả lại chúng bằng từ ngữ giàu sức gợi hình:
“Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng. Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sơng
Chí ta lớn như biển Đơng trước mặt!”
(Ta đi tới - Tố Hữu)
2.2.3. Cảm xúc trong thơ được bộc lộ thông qua việc xây dựng hình tượng
Thơ chống Pháp đã xây dựng thành cơng hình tượng con người thơng qua sử dụng những ngơn từ mang tính cá thể hóa cao. Từ đó làm nên những xúc cảm trong lịng bạn đọc về vẻ đẹp của con người Việt Nam thời kì kháng chiến.
Đó là hình tượng người nông dân vác cuốc, sây hạt… trong niềm vui, rạo
rực:
“Mùa sau kề mùa trước
Em vác cuốc thăm đồng Lúa sây hạt nặng bông Thấy vui vẻ trong lòng Em mong ngày chiến thắng”
(Thăm lúa - Trần Hữu Thung)
Đó cịn là người em liên lạc nhanh nhẹn, gan dạ, ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ:
“Khi công văn thượng khẩn
Ngày đêm mang đến nơi Mặc cọp gầm vượn hú Bao giờ em thoái lui Một hơm qua gốc lim Địch phục kích ngang đồi
Đạn bắn ra ghê quá Giấu tập thư trong người Em lăn vào bụi rậm.”
(Em liên lạc – Trung Thành) Hay
“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá, Thích hơn ở nhà”
(Lượm - Tố Hữu)
Có khi là những nhân cơng chuyển máy đầy dũng khí: “Đồn nhân cơng
Nhảy băng mình xuống nước đẩy thuyền đi, Răng cắn răng, mơi xám ngắt như chì, Lưng uốn vẹo, tay tì vai đẩy mạnh,
Thuyền lại trơi, lướt trên dịng sơng lạnh.”
(Cơng nhân chuyển máy - Khuyết danh) Hình ảnh những người chị dân cơng, anh giải phóng qn đã đi vào trong thơ một cách tự nhiên:
“Dân cơng đỏ đuốc từng đồn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Đặc biệt, hình ảnh những người mẹ Việt Nam chăm lo cho những đứa con đi giải phóng với bao tình cảm trìu mến:
“Bà Bủ không ngủ, bà nằm
Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù Ngồi hiên gió núi ù ù
Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về”
“Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm… Bầm ơ có rét khơng bầm? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”
(Bầm ơi - Tố Hữu)
Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, họ trở thành những hình ảnh đẹp có sức sống nghệ thuật lâu dài, mang đến cho thơ ca những phẩm chất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại mới của giai cấp vơ sản.
Hình tượng thơ ca kháng chiến chống Pháp rất đa dạng, phong phú. Trong đó hình tượng người lính là một biểu tượng đẹp trong văn học Việt Nam. Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, họ từ giã quê hương, rời ghế nhà trường xông pha vào trận mạc với tư thế dứt khốt, hiên ngang, có chút lạnh lùng của những li khách thuở xưa:
“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng, lá rơi đầy”
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Là những chàng trai Hà Thành, họ mang theo tâm hồn mơ mộng, chút hào hoa vào chiến trường:
“Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”
Hay
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm”
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Bên cạnh đó cịn có những người lính xuất thân từ làng quê nghèo, gặp nhau từ hồi chưa biết chữ, súng bắn chưa quen, áo vải chân không, đi lùng giặc bắn, họ bỏ lại quê hương người thân, người vợ trẻ, nhưng nỗi nhớ của họ rất kín đáo, tế nhị:
“Mái lều gianh
Tiếng mõ đêm trường Luống cày đất đỏ Ít nhiều người vợ trẻ
Mịn chân bên cối gạo canh khuya”
(Nhớ - Hồng Nguyên) “Giếng nước gốc đa nhớ người đi lính” (Đồng chí - Chính Hữu)
Ngay cả trang bị cũng thiếu thốn nhưng vẫn khơng ngăn được ý chí giết giặc: “Lột sắt đường tàu.
Rèn thêm đao kiếm Áo vải chân không, Đi lùng giặc đánh”
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Từ chỗ nghèo khổ, họ trở thành tri kỉ, cùng chung chí hướng, chia nhau từng hơi ấm bàn tay:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
(Đồng chí - Chính Hữu) Hay
“Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi “một hai” Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến”
Và các nhà thơ dù có lãng mạn cũng không rời xa hiện thực, khi nói về những mất mát hi sinh, họ đã bỏ lại tuổi thanh xuân nơi chiến trường bằng cách xây dựng những hình tượng nghệ thuật rất riêng:
“Hơm qua cịn theo anh.
Đi ra đường quốc lộ Hôm nay đã chặt cành, Đắp cho người dưới mộ”
(Viếng bạn - Hoàng Lộc) “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Bên cạnh sự hi sinh của những người lính xơng pha ra chiến trường, cịn có cả sự mất mát đau thương của người hậu phương:
“Nhưng khơng chết
Người trai khói lửa Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương Tôi về
không gặp nàng
Má tơi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương tàn lạnh vây quanh… Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Tuy nhiên những đau thương mất mát dó khơng làm nhụt chí người lính, mà đã tiếp thêm sức mạnh cho cả dân tộc, vùng lên chiến đấu với thế tiến công như nước vỡ bờ:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sang lịa”
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Bên cạnh hình tượng người lính, văn học kháng chiến chống Pháp còn ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu:
“Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc, cụ Hồ sang soi Ở đâu đau đớn giống nịi
Trơng về Việt Bắc mà ni chí bền”
(Việt Bắc - Tố Hữu) “Bạn ơi! Ta có Cụ Hồ khỏe,
Đảng lao động Việt Nam lãnh đạo Như có mặt trời chiếu sáng
Ban đêm có lửa soi đường Cho ta cùng tiến bước
Đi theo con đường vinh quang”
(Kế hoạch “Lo-Rên” của Đờ-Li-Na-Rét - Lê Kim) “Bác thương đồn dân cơng
Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn. Trời thì mưa lâm thâm Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau”
Các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, sân khấu điện ảnh sử dụng các chất liệu như màu sắc, đường nét, hình khối… để xây dựng hình tượng. Những chất liệu ấy là những vật thể hữu hình có khả năng tác động trực tiếp đến thị giác của con người thì văn học lấy ngơn từ làm chất liệu, hình tượng trong thơ chỉ tác động vào trí tuệ, gợi liên tưởng và tưởng tượng trong tâm trí người đọc, những cảm nhận bằng thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác… Nhờ liên tưởng và tưởng tượng trên những nét tương đồng, giữa thế giới âm thanh và hình ảnh, giữa thế giới hữu hình và vơ hình, thơ ca có khả năng làm cho những cái vốn vơ hình bỗng hiện hình qua phương tiện ngôn ngữ. Các nhà thơ không chỉ miêu tả hiện thực cuộc sống đa dạng mang tính tạo hình, mà cịn có thể đi sâu vào thế giới bên trong của hiện thực, mở ra chân trời tưởng tượng về thế giới tâm hồn, tình cảm tư tưởng của người nghe, người đọc. Nhiều khi nhà thơ chỉ tái hiện một cảm xúc, một suy nghĩ của con người trước cuộc sống cũng có thể tạo nên những bức tranh sinh động, cụ thể về hiện thực. Nói chung tính hình tượng trong thơ có sức gợi sâu xa, tạo nên tính đa dạng trong q trình cảm thụ thơ. Người đọc thơ không chỉ là người chiêm ngưỡng, cảm thụ mà cịn là người đồng sang tạo các hình tượng, tạo nên một thế giới thứ ba trong tâm trí của mình.
2.3. Các biện pháp tình thái
Tình thái là một phạm trù rộng lớn thể hiện thái độ, những cách đánh giá khác nhau của người nói đối với nội dung mệnh đề, với người đối thoại và với các nhân tố khác của ngữ cảnh liên quan đến sự tình được phản ánh. Tình thái phản ánh cách thực hiện mối liên hệ tiềm năng giữa các yếu tố ngôn liệu, cho biết mối liên hệ ấy là có thực hay khơng có thực (hiện thực hay phi hiện thực), là tất yếu hay khơng tất yếu, là có thể hay khơng có thể. Tình thái phản ánh các mối quan hệ phức tạp giữa bốn nhân tố của quá trình giao tiếp: người nói, người đối thoại, nội dung của phát ngơn và thực tế.
2.3.1. Nghĩa tình thái
Nghĩa tình thái là một khía cạnh phức tạp, bao gồm nhiều phương diện khác nhau. Có thể phân biệt nghĩa tình thái theo một số cặp quan hệ đối lập: tình thái của hành động phát ngơn/tình thái của lời phát ngơn; tình thái nhận thức/tình thái đạo
nghĩa; tình thái chủ quan/tình thái khách quan; tình thái hướng tác thế/tình thái hướng tới người nói…Trong đó, tình thái chủ quan liên quan đến điểm nhìn của chủ thể phát ngơn có tần số xuất hiện cao và đóng vai trị quan trọng đối với quá trình tạo lập phát ngơn. Chúng tơi chia sẻ với ý kiến của tác giả Hoàng Tuệ khi cho rằng: “Tình thái là một khái niệm trong sự phân tích ngữ nghĩa của câu, sự phân tích theo
cách nhìn tìm đến thái độ của người nói trong hoạt động phát ngơn, tức là cũng tìm đến tác động ngữ dụng, tác động mà người nói muốn tạo ra ở người nghe trong thực tiễn hoạt động ngôn ngữ” [98, tr. 742].
Phạm trù hình thái của ngơn ngữ được nhiều cơng trình ngơn ngữ học đề cập đến, nhưng đối với luận văn này, chúng tơi chỉ xem xét tình thái chủ quan trong phát ngơn, xuất phát từ điểm nhìn của chủ thể phát ngơn.
Điểm nhìn là một thuật ngữ được dùng phổ biến trong nhiều ngành khoa học,
trong đó có Ngơn ngữ học, Văn học hay nghệ thuật học nói chung…
Ngồi nghĩa gốc (điểm nhìn mang tính vật lý, quang học), thuật ngữ điểm nhìn đã được sử dụng với nghĩa rộng hơn, khái quát hơn. Nó bao quát cả những cách nhìn nhận, đánh giá theo những góc độ tâm lí, tình cảm, những quan điểm văn hóa, tư tưởng, những nhân sinh quan, thế giới quan nhất định.
Trong giao tiếp ngôn ngữ, ở một phát ngôn cụ thể, khi đề cập đến một sự tình nào đó, các chủ thể phát ngơn đều phải xuất phát từ điểm nhìn của mình và từ đó tình thái hóa phát ngơn theo điểm nhìn. Do đó, nói đến sự tình thái hóa phát ngơn trong mối quan hệ với điểm nhìn của chủ thể phát ngơn có thể phân xuất một số phương diện thường gặp như sau:
2.3.1.1. Tình thái hóa theo sự tin cậy đối với sự tình
Độ tin cậy có nhiều thang mức khác nhau: cao hoặc thấp, lớn hoặc nhỏ, rõ rệt hay cịn mơ hồ, chắc chắn hay cịn có thể thay đổi… Tùy theo mức độ khác nhau mà chủ thể phát ngôn sử dụng những biểu thức tình thái hóa khác nhau: chắc chắn,
hình như, có lẽ, quả thật, quả nhiên, có vẻ, lẽ nào, sự thật là… “Quả thật đúng như lời chúng nói Đồn trại Tây hệt bãi tha ma”
2.3.1.2. Tình thái hóa theo sự đánh giá về chất đối với sự tình
Chủ thể phát ngơn khơng chỉ đề cập đến sự việc mà cịn ln ln thể hiện sự đánh giá sự việc theo các chuẩn nào đó về phẩm chất: tính tích cực hay tiêu cực, âm tính hay dương tính, tốt hay xấu, đáng khen hay đáng chê, thích hợp hay khơng với chuẩn mực đạo đức, thẩm mĩ,…
Lúc đó phát ngơn được tình thái hóa nhờ các biểu thức thông dụng như: may
là, đáng tiếc là, nhỡ mà, may mắn quá, thật tiếc, lẽ ra… “Cậu Ba! May mắn quá!
Dừng chân bên gốc khế, Hạ gánh, đặt ba lô Mồ hôi rơi lã chã”
(Gặp chị - Khuyết Danh)
2.3.1.3. Tình thái hóa theo sự đánh giá về số lượng đối với sự tình
Sự tình hay các tham thể trong sự tình có những đặc tính về lượng (hiểu theo nghĩa rộng: số lượng, mức độ, khoảng cách, kích thước, thời lượng…). Chủ thể phát ngôn thể hiện sự đánh giá về lượng qua các trợ từ hay phụ từ như: mỗi, những, chỉ, có, độc, cả, mới, đã, đến, có là bao, là mấy…
“Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát
Những dịng sơng đỏ nặng phù sa”
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi) “Đồn cơng nhân trong thời kì di chuyển Vẹo xương sườn và cong cả xương hom
(Công nhân chuyển máy – Khuyết Danh)
2.3.1.4. Tình thái hóa theo xúc cảm của chủ thể phát ngơn đối với sự tình
Những trạng thái cảm xúc của chủ thể phát ngơn đối với sự tình đều có liên quan mật thiết đến những sự nhìn nhận, đánh giá về độ tin cậy, những đặc tính về chất hoặc về lượng. Nhưng trong nhiều trường hợp, những cảm xúc của chủ thể có
sự biểu hiện riêng nhờ các thán từ hay tổ hợp thán từ (té ra, hóa ra, chao ơi, ái chà,
than ôi, biết bao,..). Những cảm xúc đó cũng rất đa dạng với nhiều cung bậc khác
nhau: vui mừng, buồn bực, ngạc nhiên, thán phục, lo âu, sợ sệt, sửng sốt, giận dữ,...
“Bính rên khe khẽ:
- Nhức quá! Trời ơi!
Anh là ai nhỉ?
Khát nước quá! Trời! Ồ! Áo sao vấy máu Máu anh hay máu tôi
Hiên ngang anh bạn mỉm cười:
- Máu tơi! À, máu của đơi chúng mình”
(Khơng nói – Kinh Kha)
“Ha ha! Bay phải chết Lũ tàn ác gian tham! Mn trái tim đồn kết Toàn dân tộc Việt nam”
(Giết giặc – Tố Hữu)
2.3.1.5. Tình thái hóa theo quan hệ liên nhân giữa các nhân vật giao tiếp
Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp nằm trong những quan hệ nhất định. Quan hệ đó được xác định bởi hai trục: trục vị thế xã hội và trục thân sơ. Trục vị thế xã hội phân biệt các vị thế bằng vai, trên vai hay dưới vai. Vị thế được phân biệt theo tuổi tác, cương vị trong gia đình, trong tập thể, trong tổ chức xã hội hoặc được phân biệt theo quan niệm xã hội về nghề nghiệp, về giới tính, về nguồn gốc, …Quan hệ thân sơ xác định những quan hệ gần gũi hay xa lạ, thân mật hay cách biệt giữa các nhân vật giao tiếp,…Những phương diện đó được các nhân vật giao tiếp ý thức và thể hiện trong các phát ngôn thông qua các phương tiện ngôn ngữ như: từ xưng hơ, tiểu từ tình thái, từ hơ gọi, các kiểu dạng kết cấu ngữ pháp của