Hành động kể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn từ thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 94 - 97)

Chƣơng một CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Chức năng tác động của thơ

3.3.6. Hành động kể

Hành động kể là hành động người nói (tác giả) nói ra để người nghe biết về điều (việc/chuyện/sự kiện) nào đó.

Trong thơ kháng chiến chống Pháp, các nhà thơ thường kể về những sự kiện, những kỉ niệm yêu thương, đoàn kết bên nhau trong những ngày tham gia kháng chiến trường kì của quần chúng nhân dân yêu nước:

Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngơ

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Đó là những kỉ niệm đẹp thắm tình quân dân giữa các chiến sỹ với nhân dân Việt Bắc, người mẹ Việt Bắc. Kể lại những kỷ niệm ấy cũng là cách nhà thơ thể hiện sự khắc ghi trong tâm hồn mình cùng đồng đội thân yêu những nghĩa tình khơng thể nào qn của nhân dân đã dành cho họ.

Hành động kể trong thơ chống Pháp được thể hiện rõ nét nhất là những dấu mộc, những kỷ niệm gắn bó với nhân dân, được nhân dân tin yêu, che chở, đùm bọc. Họ thật sự là những người con của bản làng và nhân dân như những người mẹ vĩ đại. Những công việc giản đơn của người chiến sỹ nhưng thấm tình được ghi lại chân thực mà gần gũi, thương yêu:

Đêm trăng này lúa chín Bộ đội đi qua làng Các anh xuống gặt hộ Phòng ngày mai giặc sang

(Gặt lúa đêm trăng – Huy Cận)

Hay các nhà thơ thường kể lại những kỷ niệm của mình cùng đồng đội thân yêu nơi chiến trường mưa bom bão đạn. Từ những ngày mới quen nhau:

Lũ chúng tôi Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi “một hai” Súng bắn chưa quen

Lòng vẫn cười vui kháng chiến Lột sắt đường tàu

Rèn thêm dao kiếm Áo vải chân không Đi lùng đánh giặc

(Nhớ - Hồng Nguyên) Đến những ngày cùng chung gian khổ nơi chiến trường:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai

Quần tơi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

(Đồng chí – Chính Hữu)

Và những hành động kể chạm vào trái tim yêu thương nhưng quặn thắt của bạn đọc khi nói về sự hy sinh, những mất mát của người chiến sỹ, của những em bé liên lạc, những người dân quân nơi chiến trường, nơi hậu phương.

Bỗng lịe chớp đỏ Thơi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dịng máu tươi! Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng

(Lượm – Tố Hữu)

Có thể khẳng định, hành động kể chiếm phần lớn trong thơ chống Pháp. Hầu hết các bài thơ chống Pháp đều có hành động kể. Theo thống kê của chúng tơi cứ 10 bài thơ chống Pháp có đến 9 bài thơ có hành động kể. Nhờ đó mà thơ chống Pháp

đã tác động sâu sắc đến bạn đọc. Các nhà thơ kể về hiện thực chiến trường, nơi ấy in dấu của những thiếu thốn, gian khổ, vất vả, nơi ấy còn hằn sâu cả những mất mát, hy sinh. Không những thế kể về hiện thực nơi quê nhà, hậu phương vững chắc cũng là lối nói quen thuộc của thơ chống Pháp. Những người mẹ, người vợ, người em, những đứa con hiện lên trong lam lũ, đói nghèo, trong vất vả và đau thương. Những vùng quê hiện lên qua lối kể khi thanh bình, trù phú, yêu thương, khi tan tác, chia lìa dưới sự xâm chiếm của kẻ thù. Và cả tình quân dân thắm thiết cũng hiện lên chân thực mà cảm động trong thơ chống Pháp. Có thể nói, nhờ đó mà bạn đọc hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn bức tranh của đời sống kháng chiến từ tiền tuyến đến hậu phương, từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền núi xuống đồng bằng, từ Nam ra Bắc. Từ đó mà thấu hiểu, cảm thơng, từ đó mà u thương, trân trong, và cũng từ đó mà ý thức được trách nhiệm phải đứng lên tiêu diệt giặc thù. Đó là giá trị tác động của thơ chống Pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ngôn từ thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)