Chƣơng một CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.3. Chức năng tác động của thơ
3.3.8. Hành động kêu gọi, cổ động
Hành động kêu gọi về mặt ngơn từ là lên tiếng u cầu (ai đó) làm (cái gì đó) bao hàm tính khích lệ/động viên/mong muốn người nghe sẽ hành động một cách hăng hái, mạnh mẽ hơn trước. Hay nói cách khác, hành động kêu gọi, cổ động là hành động tác giả tác động vào tinh thần làm cho độc giả hăng hái, mạnh mẽ hơn
trước khi thực hiện một hành động nào đó. Hành động kêu gọi, cổ động thường hướng tới người nghe là số đông. Kêu gọi, cổ động trong trường hợp này cũng mang giá trị cầu khiến rất rõ.
Khi kêu gọi, cổ động ai làm việc gì đó, người nói phải giả định rằng, người nghe đang muốn làm việc đó và có khả năng làm việc đó, nhưng anh ta đang còn do dự, chưa dám làm. Vì vậy, khi muốn tạo ra lực tại lời kêu gọi, cổ động, người nói phải kích thích lịng hăng hái, nhiệt tình của người nghe, hoặc phải thừa nhận khả năng thực hiện hành động của anh ta, hoặc là tạo ra một cú hích giúp anh ta thắng được sức ì của sự do dự hoặc sự mặc cảm tự ti để tiến tới hành động.
Trong thơ kháng chiến chống Pháp, các tác giả thường kêu gọi, cổ động quần chúng nhân dân yêu nước theo những cách như vậy để vận động người nghe, quần chúng nhân dân làm một điều gì đó vì lợi ích chung của đất nước.
“Hì hà hì hục/Lục cục lào cào/Anh cuốc em cuốc/Đá lở đất nhào!/ Nào anh bên trai/Nào em bên nữ/Ta thi nhau thử/Ai nào hơn ai”
(Phá đường – Tố Hữu)
Hoàng Tố Nguyên đã kêu gọi chính người vợ của mình để rồi từ đó nhắn gửi đến những người xung quanh vợ hãy đứng lên tiêu diệt kẻ thù. Đó cũng là chức năng, đó cũng là mục đích “dùng thơ ca làm vũ khí chiến đấu” của thơ chống Pháp:
Đấy, tất cả những điều anh nhắc Hôm nay và mỗi lúc bên nhau Trên đường hạnh phúc dài lâu Chúng ta mới bước bước đầu có em Em hãy nhớ như tim cần đập
Nhắc nhở người ta gặp chung quanh Cùng bao lứa tuổi chúng mình
Chặn ngay bọn quỷ chiến tranh giết người Bằng tay, bằng súng, bằng lời
Cả bằng tính mệnh và người ta yêu
Cái độc đáo của thơ kháng chiến chống Pháp ở hành động kêu gọi, cổ động không dừng lại ở đối tượng là công nhân, nông dân, người chiến sỹ, anh vệ quốc quân, em bé liên lạc... mà các nhà thơ lấy cả đối tượng là những con vật đang ngày đêm góp sức mình cho cuộc kháng chiến để kêu gọi, cổ động. Bài thơ với ngôn từ giản dị, lối kể và tả, pha thêm chút hài hước khiến người đọc cũng như muốn hịa mình vào những cơng việc để góp phần vào chiến thắng.
Voi là voi ơi Voi đi đánh nhé Voi gầm voi ré Voi xé tơi bời... ... Ta đi lên đèo Ta leo lên dốc Voi ơi khó nhọc Khó nhọc cũng trèo!
(Voi – Tố Hữu)
Có thể nhận ra rằng, văn học thời kỳ kháng chiến nói chung và thơ ca chống Pháp nói riêng đã thể hiện rõ được giá trị tác động của chúng. Hành động kêu gọi, cổ động trong thơ chống Pháp đã giúp quần chúng nhân dân, những người chiến sỹ... sẵn sàng đứng dậy để hịa mình vào cuộc chiến đấu của tồn dân tộc. Đó là lý tưởng sống của một thời đại anh hùng.