Chƣơng một CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.3. Chức năng tác động của thơ
3.3.9. Hành động thúc giục, điều khiển
Thúc giục là hành động mà người nói cố gắng khiến người nghe phải làm một việc nào đó. Về điểm này, nó giống với đề nghị, thỉnh cầu, ra lệnh,... có nghĩa là nó có tính điều khiển đối với người nghe. Tuy nhiên, thúc giục khác với đề nghị và thỉnh cầu ở chỗ nó khơng ngụ ý rằng nó vì lợi ích của người nói và nó cũng khơng ra lệnh, u cầu ở chỗ, nó khơng ngụ ý rằng người nói có quyền lực đối với người nghe.
Thái độ của người nói ở đây cũng giống như ra lệnh và yêu cầu, nghĩa là thúc giục có lực ngơn trung điều khiển khá mạnh, tuy nhiên, không thể bằng ra lệnh và u cầu. Nhưng vì người nói khơng có quyền lực đối với người nghe, cho nên thúc
giục chỉ có sức ép về mặt tâm lí. Về điểm này, thúc giục gần với yêu cầu hơn là ra lệnh. Người thúc giục chỉ có thể làm cho người nghe có niềm tin rằng hành động ở tương lai là cần thiết phải làm. Như vậy, vị thế của người nói trong hành động này là khơng có quyền lực và khi thúc giục ai đó, người nói đang cố gắng áp đặt ý chí của mình lên người nghe, mặc dù, có thể anh ta nhận thấy và đốn trước được thái độ khơng sẵn lịng hoặc khơng hồi đáp từ phía người nghe.
Cuối cùng, hành động thúc giục ln địi hỏi ở phía người nghe một sự hồi đáp ngay, không chậm trễ. Tuy nhiên, khác với ra lệnh, sự hồi đáp ở đây không nhất thiết phải là hành động vật lí mà người nói mong muốn, mà có thể chỉ là hành động tâm lí ở người nghe: cái cảm giác anh ta phải làm điều mà người nói muốn.
Trong thơ kháng chiến chống Pháp, các nhà thơ thường thúc giục quần chúng bạn đọc tham gia vào công cuôc lao động, sản xuất và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cái mà các nhà thơ muốn ở quần chúng bạn đọc là cái cảm giác phải hành động, phải làm một việc gì đó ngay trong hàng loạt những điều mà nhà thơ mong muốn ở họ. Vì vậy, các dấu hiệu ngôn hành của hành động thúc giục rất dễ nhận thấy với: đừng, hãy, ngay,… trong kết cấu câu cầu khiến.
“Mau mau lên đứng dậy/Gươm gươm đâu, tuốt ra/Súng súng đâu, vác chạy/ Cứu cứu đồng bào ta/Giết giết quân xâm lược/Mau xung phong! Xung phong!”
(Giết giặc – Tố Hữu)
Hành động thúc giục trong thơ chống Pháp không chỉ dừng lại ở lời giục giã quân ta, dân ta mà còn là lời giục giã cả nhân dân nước Lào anh em. Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ cần có sự giúp đỡ của các nước anh em, đặc biệt là nhân dân Lào, đất nước cùng chung dãy Trường Sơn. Vì thế, nhà thơ Hùng Phi đã thức giục, kêu gọi cả nước bạn:
Anh bạn Lào ơi!
Khi nghe súng chúng tôi Tiến về đồng nội.
Ở bên kia Trường Sơn Anh có nhớ bắn đồn Bắn thẳng vào đồn
Giặc Pháp?
Hỡi anh bạn bên kia Trường Sơn ơi! Hãy tiến mạnh như thác Khôn!
(Bên kia Trường Sơn – Hùng Phi)
Trong Phá đường của Tố Hữu, ta lại bắt gặp sự thức giục của chính những
người phụ nữ, những con người vừa lo việc nhà tay cuốc, tay cày, nhưng cũng giỏi việc nước. Họ là linh hồn của hậu phương vững chắc.
Anh tài thì em cũng tài Đường dài ta xẻ, sức dai ngại gì.
Đường đi ngoắt ngoéo chữ chi Hố ngang hố dọc chữ i chữ tờ.
Thằng Tây mà cứ vẩn vơ Có hố này chờ chơn sống mày đây.
Ớ anh ớ chị nhanh tay
Nhanh tay ta cuốc chôn thây quân thù!
(Phá đường – Tố Hữu)
Hành động thúc giục trong thơ chống Pháp được thể hiện trong các bài thơ được coi như những lời hiệu triệu, động viên và cổ vũ nhân dân đứng lên diệt giặc thù. Trước những lời hiệu triệu, thức giục ấy nhân dân và chiến sỹ không thể ngồi yên mà nó sẽ làm cho những con tim thêm rạo rực, chất chứa lòng căm thù sẵn sàng đứng dậy chống trả kẻ thù. Đó là mục đích và cũng là giá trị tác động của thơ ca thời kỳ này.
3.4. Tiểu kết
Toàn bộ chương ba, luận văn đã đi sâu vào phân tích, mơ tả thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp nhìn từ bình diện ngữ dụng.
Tìm hiểu ngữ cảnh của ngơn từ thơ chống Pháp, luận văn đi sâu phân tích các nhân tố của ngữ cảnh: nhân vật giao tiếp; bối cảng ngồi ngơn ngữ (bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp) và văn cảnh. Tìm hiểu ngữ cảnh, văn cảnh của ngôn từ thơ chống Pháp mới thấy hết được cái hay, cái đẹp của ngôn từ thơ.
Những biện pháp tăng hiệu lực tại lời được các tác giả thơ thời kỳ chống Pháp phát huy cao độ hiệu lực ở từng lời thơ, câu thơ, bài thơ. Mỗi bài thơ là một tâm sự, một nỗi niềm, một trăn trở, một ước vọng… Vì thế, mỗi bài thơ đã được các nhà thơ cơng phu đẽo gọt từng hình ảnh, từ ngữ, câu chữ… để diễn tả hết tâm tư, nỗi lịng của mình, của đồng đội, của quê hương đất nước. Cũng vì thế, nhờ các biện pháp tu từ từ vựng; các biện pháp tu từ ngữ âm; các biện pháp tu từ cú pháp; cách thức sử dụng đa dạng các kiểu câu… mà thơ ca chống Pháp đã đem lại sức mạnh, sự rung động trong trái tim bạn đọc. Mỗi cách thức, biện pháp tăng hiệu lực tại lời được các nhà thơ chống Pháp sử dụng lại có một thế mạnh riêng. Nhưng tất cả đã thể hiện được tối đa những tình cảm của các nhà thơ thời kì này với nhân dân, quê hương đất nước.
Thơ ca chống Pháp có một chức năng vơ cùng quan trọng. Ra đời trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài chín năm, chừng ấy năm là chừng ấy những vất vả, đau thương, mất mát cũng là chừng ấy sự cố gắng, nỗ lực và anh hùng, vì thế thơ chống Pháp có chức năng tác động. Các nhà thơ làm thơ như người chiến sỹ trên mặt trận nghệ thuật. Vì thế xét từ tính chất của ngơn từ nghệ thuật, thơ chống Pháp đã sử dụng các hành động ngôn từ tiêu biểu: bày tỏ; miêu tả; cảnh báo, đe dọa; trấn an; khen ngợi; kể; tuyên bố; kêu gọi,
cổ động; thúc giục, điều khiển…
Chức năng tác động là chức năng tổng quát của thơ kháng chiến chống Pháp. Chức năng này như đã phân tích trên thể hiện qua nhiều mặt, nhiều khía cạnh trong cách thức sử dụng ngôn từ thơ. Ngôn từ thơ qua những thời điểm khác nhau của cuộc kháng chiến chống Pháp đều hướng đến quần chúng, gấy hiệu ứng tâm lý ở quần chúng, với lịng mong muốn quần chúng hiểu hồn cảnh đất nước, dân tộc lúc bấy giờ, giác ngộ quần chúng và hướng quần chúng đến cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Và ngơn từ thơ thời kì chống Pháp đã đạt đến độ sắc bén và hồn thành chức năng tác động của mình.
KẾT LUẬN
Với đề tài “Ngơn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ
bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng”, luận văn đã dựa vào một số lý luận cơ bản liên
quan để đi sâu phân tích, miêu tả ngơn từ thơ thời kì chống Pháp trên hai bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng.
1. Nghiên cứu về ngơn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp trên bình diện
ngữ nghĩa và ngữ dụng, luận văn đã dựa vào một số lý luận của Jakobson về thi pháp, lý luận diễn ngơn và phân tích diễn ngơn… Ngồi ra các lý luận về hành động ngơn từ, về tình thái hay một vài lý luận của văn học liên quan đến cách vận dụng ngơn từ thơ trong dịng thơ kháng chiến cũng là cơ sở lý luận quan trọng mà luận văn dựa vào để có thể nhận diện, phân tích, miêu tả và đánh giá chính xác bản chất, đặc điểm, đặc trưng của vẻ đẹp ngơn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp.
2. Nghiên cứu ngôn từ thơ chống Pháp (1946-1954) trên bình diện ngữ nghĩa
chúng ta nhận thấy vẻ đẹp của ngôn từ được tỏa ra từ chất thơ, cảm xúc trong thơ, các biện pháp tình thái trong thơ. Người đọc như được tiếp xúc với một thế giới từ ngữ, hình ảnh, vần điệu, các biện pháp tu từ trùng điệp, cách thức sử dụng các hình ảnh, câu chữ… tất cả đã chạm vào tâm tư, làm rung động trái tim người đọc. Đặc biệt cách sử dụng tình thái trong thơ chống Pháp vơ cùng đa dạng và hiệu quả đã góp phần diễn tả sâu sắc hơn dụng ý nghệ thuật mà nhà trơ muốn trao gửi. Đó là những cái nhìn, cách đánh giá về con người và cuộc kháng chiến, đó là những tâm sự đầy vơi của những thi sỹ, đó là những khát vọng và mong ước về cuộc kháng chiến thắng lợi.
3. Trên bình diện ngữ dụng, tìm hiểu ngơn từ thơ gắn liền với ngữ cảnh (văn
cảnh, nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngồi ngơn ngữ), từ đó có cái nhìn sâu hơn, tồn diện hơn về vẻ đẹp của ngôn từ thơ cũng như cách hiểu chân xác hơn. Không những thế, các nhà thơ chống Pháp còn sử dụng rất hữu hiệu các biện pháp tăng hiệu lực tại lời cũng như chức năng tác động của ngơn từ thơ. Điều đó cho ta thấy được mục đích sáng tác văn học thời kì này nói chung cũng như thơ ca nói riêng. Văn chương đã thực sự là thứ vũ khí chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Văn chương thực sự là thứ khí giới thanh cao. Thơ ca chống Pháp đã hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình
là kêu gọi, cổ vũ và động viên mọi người lên đường chiến đấu và ủng hộ cho kháng chiến. Kêu gọi mọi người giữ vững ý chí và niềm tin để chiến đấu. Cổ vũ mọi người tin tưởng vào ngày mai tươi sáng của cuộc kháng chiến.
4. Từ kết quả nghiên cứu này, luận văn đã góp thêm một cách nhìn, cách khai thác và phân tích vẻ đẹp của ngơn từ thơ chống Pháp nói riêng và vẻ đẹp của thơ ca chống Pháp nói chung.
5. Luận văn có những đóng góp vào việc nghiên cứu các tác phẩm thơ chống
Pháp và đặc biệt hơn góp thêm một cách hiệu quả trong việc giảng dạy các tác phẩm thơ chống Pháp trong các nhà trường phổ thông như các tác phẩm: Đồng chí – Chính Hữu; Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ; Đất nước – Nguyễn Đình Thi;
Tây Tiến – Quang Dũng; Bên kia sơng Đuống – Hồng Cầm; Lượm, Việt Bắc – Tố
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lại Nguyên Ân (2013), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản,
Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Trần Thanh Bình (2008), Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh,
Tp. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
5. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Hoàng Cầm (2006), Đi dọc cánh đồng thơ, tập 1, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 7. Trương Chính (1982), Tuyển tập Hoài Thanh, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Đỗ Hữu Châu (1995a), Giản yếu về ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, ngữ dụng học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngôn ngữ học - tập 1, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
12. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm Hà
Nội, Hà Nội.
13. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2007), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
14. Đỗ Hữu Châu (2012), Đại cương ngôn ngữ học - tập 2 – ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
15. Trúc Chi (1999), Ba mươi năm một nền thơ ca cách mạng, Nxb Thanh
16. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến (2009), Cơ sở ngơn
ngữ học và Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
17. Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
18. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
19. Nguyễn Đức Dân (2001), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
20. Trần Dần (2009), Đi! Đây Việt Bắc! Hùng ca, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 21. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Hữu Đạt (2011), Phong cách học Tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
23. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
24. Lê Đông (1991), Ngữ nghĩa, ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: ý nghĩa đánh
giá của các hư từ, Ngôn ngữ, số 2, tr 15-23.
25. Lê Đơng, Nguyễn Văn Hiệp (2003), Khái niệm tình thái trong ngơn ngữ
học, Tạp chí Ngơn ngữ (7,8), Viện Ngơn ngữ học, Hà Nội.
26. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
27. Hà Minh Đức (chủ biên, 1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
28. Hà Minh Đức, Bùi Văn Nguyên (2006), Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
29. Hà Minh Đức (2010), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Thuận Hóa, Huế.
30. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp Tiếng Việt từ loại, Nxb Đại học quốc
31. Đinh Văn Đức (2012), Ngôn ngữ học đại cương-những nội dung quan yếu, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
32. Ferdinand De Saussure (2004), Giáo trình ngơn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Nguyễn Thiệp Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
34. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
35. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngơn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
36. Nguyễn Thiện Giáp (2010), Từ vựng học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
37. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà
38. Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề từ trong Tiếng Việt, Nxb Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.
39. Nguyễn Thiện Giáp (2012), Phương pháp luận và phương pháp ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
40. Nguyễn Thiện Giáp (2014), Nghĩa học Việt ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt: sơ thảo ngữ pháp, chức năng, Nxb
Khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh.
42. Vũ Thư Hiên (dịch, 1961), Bông hồng vàng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
43. Nguyễn Hịa (2002), Ngữ cảnh trong lý luận phân tích diễn ngơn, Ngơn ngữ, số 11, tr 1-10.
44. Nguyễn Hòa (2003), Phân tích diễn ngơn: một số vấn đề lí luận và phương pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
45. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa Thơng tin Hà Nội, Hà Nội.
46. Đỗ Việt Hùng (2011), Nghĩa của tín hiệu ngơn ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
47. Đỗ Việt Hùng (2011), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 48. Tố Hữu (1973), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân
ta, thời đại ta, Nxb Văn học, Hà Nội.
49. Tố Hữu (1981), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật, Nxb Văn
học, Hà Nội.
50. IU. M. LOTMAN (2007), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
51. Jonh Lyons (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận (Nguyễn Văn Hiệp dịch), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
52. Jonh Lyons (2009), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nxb Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội.
53. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt