Chƣơng một CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.3. Chức năng tác động của thơ
3.3.2. Hành động miêu tả
Nói đến hành động miêu tả là nói đến hành động tác giả muốn cho bạn đọc có thể hình dung được lần lượt, chính xác, cụ thể, chi tiết về một đối tượng (người, vật, sự vật, sự việc) nào đó.
Trong thơ kháng chiến chống Pháp, nhà thơ thường dùng hành động này để làm cho quần chúng bạn đọc có thể hình dung được tồn bộ hoặc hầu hết các chi tiết thuộc về đối tượng mà nhà thơ muốn nhắc tới. Đó là hiện thực cuộc sống, hiện thực chiến trường mà các nhà thơ từng chứng kiến và miêu tả một cách chân thực nhất, khách quan nhất. Điều đó vừa mang đến cho bạn đọc hiểu được sự thật cuộc sống nơi chiến trường gian khổ, thiếu thốn cũng như cuộc sống nơi quê nhà nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng miêu tả không để con người lùi bước trước hiện thực mà cố gắng bằng ý chí, nghị lực của mình mà đứng lên đánh đuổi giặc thù.
Chẳng hạn, khi muốn nói về cuộc sống nơi chiến trường gian khổ, nhưng ý thơ vẫn ánh lên niềm tin tưởng, lạc quan của các chiến sĩ, bằng những ngôn từ gợi hình, các nhà thơ đã miêu tả rất sống động:
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Nhờ hành động miêu tả tinh tế này mà Quang Dũng đã khắc tạc được trong lòng người đọc bức tượng đài bất tử về người chiến sỹ thời kỳ đầu chống Pháp. Họ hiện lên trong mn vàn khó khăn, gian khổ, nhưng ở họ không thiếu niềm lạc quan, tin tưởng, sự oai hùng. Đó là vẻ đẹp bi tráng của những anh “vệ trọc”.
Được cụ thể hóa bởi các hành động miêu tả, sự sống trong thiên nhiên Tổ quốc kì vĩ, lực sống trong con người kháng chiến anh hùng đã truyền nhập vào độc giả, tạo nên khoái cảm thẩm mĩ, khoái cảm tinh thần thời chiến cho quần chúng độc giả:
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo
(Đồng Chí – Chính Hữu)
Nhờ hành động miêu tả này mà quần chúng bạn đọc thêm vững tin vào cuộc chiến, vững tin vào những con người “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Thiên nhiên và con người hòa vào nhau làm nên sức mạnh chiến thắng, làm nên sức mạnh diệt thù. Cũng nhờ miêu tả ta thấy được chất thơ vút lên từ đời sống chiến tranh cịn nhiều khó khăn, gian khổ. Đẹp biết bao hình ảnh con người trong kháng chiến vệ quốc vĩ đại.
Hành động miêu tả không chỉ dừng lại ở nơi chiến trường mưa bom bão đạn, khó khăn, thiếu thốn, gian khổ. Các nhà thơ thời kì chống Pháp cịn miêu tả nơi quê nhà – hậu phương vững chắc của người lính. Có thể đó là một vùng q bình n, trù phú, ấm no khi chưa có giặc kéo đến:
Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sơng Đuống trơi đi
Một dịng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngơ khoai biêng biếc
(Bên kia sơng Đuống – Hồng Cầm) Nhưng khi giặc Pháp kéo đến, một vùng quê thanh bình yên ả, một vùng quê trù phú ấm no nay bỗng chốc tan tác, chia lìa:
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khơ
Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đơi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu?
(Bên kia sơng Đuống – Hồng Cầm) Nói về hành động miêu tả của thơ ca chống Pháp, không thể không kể đến những vần thơ miêu tả về những người mẹ trong kháng chiến. Một trong những tác giả tiêu biểu, nhà thơ viết nhiều và thành công hơn cả là Tố Hữu với Bà mẹ Việt Bắc, Bà Bủ, Bầm ơi, Nếu thấy mẹ chết… Người mẹ hiện lên chân thực mà cảm
động nhờ lối miêu tả:
Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
(Bầm ơi – Tố Hữu)
Bằng những hành động miêu tả, thơ chống Pháp đã biểu lộ thật rõ nét, sống động hiện thực nơi chiến tuyến, nơi hậu phương, giúp quần chúng bạn đọc có thể cảm được sâu sắc âm vang, hơi thở, màu sắc, đường nét và hình khối của đời sống kháng chiến, tinh thần thời cuộc, từ đó lơi cuốn người đọc bước vào, đi theo cuộc kháng chiến mà không hề run sợ, do dự, không màng gian khổ, không quản ngại hy sinh. Đó là chức năng tác động to lớn của thơ kháng chiến chống Pháp.