Đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 27 - 28)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.2. Đạo đức nghề nghiệp

Từ những chuẩn mực chung của xã hội, mỗi ngành nghề trong xã hội lại xây dựng cho mình những quy tắc, chuẩn mực riêng trong ứng xử, hành động, việc làm... Ở nước ta, nhiều ngành nghề đã xây dựng được những bộ quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp riêng phù hợp với từng đặc điểm riêng của từng ngành nghề, mang tính bắt buộc người hành nghề phải tuân theo. Có thể kể đến một số ngành nghề như nghề y, nghề giáo, nghề luật sư, nghề báo, nghề kiểm toán, nghề lái xe… Những người vi phạm hoặc có những hành động khơng phù hợp với các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã được ban hành đều sẽ phải bị xử lý theo quy định riêng của ngành cũng như theo quy định của pháp luật nhà nước.

Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp xuất hiện có tên gọi khoa học về cách sử dụng nghề nghiệp của con người (Déon: bổn phận cần phải làm, logos: học thuyết - Déontologie được nhà triết học Anh Jeremy Bentham (1748- 1832) sử dụng có ý nghĩa là nghĩa vụ luận, đạo đức nghề nghiệp).

Đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu đạo đức đặc biệt, có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó. Là tổng hợp của các quy tắc, các nguyên tắc chuẩn mực của một lĩnh vực nghề nghiệp trong đời sống, nhờ đó mà mọi thành viên của lĩnh vực nghề nghiệp đó tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của nó trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể với xã hội,... (Nguyễn Đình Hịa, 2014) [7].

Có thể hiểu rằng đạo đức nghề nghiệp là những phẩm chất cần phải có ở mỗi người tuân theo những quy tắc chuẩn mực của một ngành nghề nhất định và được cộng đồng xã hội thừa nhận; đạo đức nghề nghiệp có tác dụng điều chỉnh hành vi, thái độ của con người trong mối quan hệ với con người, tự nhiên và xã hội khi hành nghề. Tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp.

Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì sẽ tồn tại bấy nhiêu đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức xã hội, thể hiện một cách đặc thù, cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp. Với tính cách là một dạng của đạo đức xã hội, nó có quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân, thông qua đạo đức cá nhân để thể hiện. Đồng thời, đạo đức nghề nghiệp liên quan đến hoạt động nghề và gắn liền với một kiểu quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Xã hội càng hiện đại, đạo đức nghề nghiệp càng có vai trị xã hội to lớn. Nói tới đạo đức là đề cập đến lương tâm, trong hoạt động nghề nghiệp, con người phải có lương tâm nghề nghiệp. Lương tâm nghề nghiệp là biểu hiện tập trung nhất của ý thức đạo đức trong thực tiễn, vừa là dấu hiệu, vừa là thước đo sự trưởng thành của đời sống đạo đức. Trong mỗi con người, với tư cách là một chủ thể đạo đức đã trưởng thành bao giờ cũng là một người sống có lương tâm, điều đó thể hiện rõ nét nhất trong hoạt động nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)