9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp
3.2.5. Thực hiện phối hợp các hình thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Kết quả khảo sát thực trạng công tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh Kiên Giang cho thấy các hình thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên Rất thường xuyên thực hiện và mức độ thực hiện Tốt. Do đó, biện pháp này được đề xuất để tiếp tục thực hiện tốt các hình thức rèn luyện đã được tiến hành trong thời gian qua. Mục
tiêu của biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa những giá trị đạo đức nghề nghiệp ở thanh tra viên để có thể đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động thanh tra.
3.2.5.2. Ý nghĩa của biện pháp
Việc xác định hình thức và lựa chọn ưu tiên các hình thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên là một yêu cầu khách quan của các chủ thể quản lí. Đây là cơng việc thường xuyên liên tục và có tính hệ thống. Khi lựa chọn được các hình thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp phù hợp sẽ góp phần hoàn thành tốt mục tiêu rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên đã được đề ra.
3.2.5.3. Nội dung của biện pháp
Tổ chức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên thông qua việc lựa chọn và sử dụng phối hợp các hình thức rèn luyện. Lưu ý các hình thức mà mức độ thực hiện chưa được thường xuyên và mức độ thực hiện chưa được tốt từ kết quả khảo sát đã chỉ ra cụ thể.
3.2.5.4. Cách thực hiện biện pháp
- Tổ chức các buổi học tập, sinh hoạt, thảo luận về đạo đức nghề nghiệp đến tập thể cũng như từng cá nhân thanh tra viên. Đồng thời tăng cường thực hiện hình thức Tổ chức học tập, sinh hoạt, thảo luận thường xuyên trong thanh tra viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của đạo đức nghề nghiệp thanh tra. Tổ chức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thông qua việc học tập, sinh hoạt, thảo luận sẽ làm cho thanh tra viên tự giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những giá trị đạo đức nghề nghiệp, giúp họ có được định hướng đúng đắn trước những hiện tượng tốt, xấu trong xã hội để lựa chọn cách thức ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức nghề nghiệp.
- Tổ chức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên thông qua thực tiễn các hoạt động thanh tra. Trong hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc thanh tra phòng chống tham nhũng, bên cạnh việc thực hiện đúng chuyên môn nghiệp vụ thì cán bộ quản lí cũng
như bản thân thanh tra viên cần phải không ngừng rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của ngành. Việc tuân giữ và rèn luyện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp thanh tra viên vừa hoàn thành nhiệm vụ, vừa để lại hình ảnh đẹp đẽ về người cán bộ thanh tra trong mắt người dân cũng như đối tượng thanh tra.
- Xây dựng cơ quan thanh tra thành môi trường lành mạnh để rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Môi trường là điều kiện để hoàn thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp. Môi trường ở đây là môi trường vật chất, môi trường tâm lý xã hội, và môi trường công vụ, công sở. Môi trường có tác động to lớn đến quá trình rèn luyện đạo đức, đóng vai trị quan trọng tới việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Nếu hồn cảnh mơi trường tốt, lành mạnh sẽ góp phần tích cực đến q trình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên, ngược lại mơi trường khơng tốt sẽ có ảnh hưởng tiêu cực, làm phản tác dụng của các hoạt động rèn luyện.
- Ban hành những nội quy, quy chế trong cơ quan cũng như trong thực thi công vụ của thanh tra viên. Trước hết cần làm cho thanh tra viên hiểu sự cần thiết của các nội quy, quy chế đối với việc rèn luyện của mỗi cá nhân để từ đó họ tự giác thực hiện. Nội quy, quy chế phải thực sự phù hợp với các hoạt động làm việc, học tập, sinh hoạt nhằm phát triển những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp ở thanh tra viên.
- Tổ chức phát động các phong trào thi đua hồn thành nhiệm vụ chun mơn gắn với các tiêu chuẩn, tiêu chí về rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên. Thi đua là biện pháp tác động tâm lý rất hữu hiệu, có tác dụng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của từng thanh tra viên, làm cho thanh tra viên phấn đấu học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp ngày càng tốt hơn.
3.2.5.5. Điều kiện thực hiện biện pháp
Việc tổ chức sinh hoạt, thảo luận cần có trọng tâm, trọng điểm. Trong hoạt động thanh tra thì nhà quản lí vừa là người hướng dẫn, cũng đồng thời là
mẫu gương để thanh tra viên phấn đấu rèn luyện. Nội quy cần phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu; không gây tác dụng ngược hoặc tác động tiêu cực. Các phong trào thi đua cần thiết thực, tránh hình thức; việc bình xét thi đua cần thực hiện một cách khách quan, công khai, dân chủ. Bên cạnh đó nhà quản lí cần kết hợp chặt chẽ giữa quá trình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên với việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời cần phải quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho thanh tra viên.