9. Cấu trúc của luận văn
2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát nhằm làm rõ thực trạng công tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh Kiên Giang.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát tiến hành với 04 nội dung sau đây:
- Thực trạng nhận thức của thanh tra viên và cán bộ quản lí cơ quan Thanh tra Tỉnh Kiên Giang về đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thanh tra.
- Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang.
- Thực trạng công tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang (nội dung, phương pháp, hình thức rèn luyện).
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang.
2.2.3. Địa bàn và đối tượng khảo sát
2.2.3.1. Địa bàn khảo sát
Địa bàn khảo sát thực hiện tại cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang.
2.2.3.2. Đối tượng khảo sát
32 người, bao gồm: 20 thanh tra viên; 10 cán bộ quản lí của cơ quan Thanh tra Tỉnh; 02 đại diện của các cơ quan, đơn vị, tổ chức là đối tượng thanh tra.
2.2.4.1. Khảo sát bằng bảng hỏi
- Đối tượng: dành cho thanh tra viên và cán bộ quản lí. - Nội dung: 04 nội dung khảo sát (xem Phụ lục 1 trang 96).
- Cách tiến hành: dựa trên cơ sở lí luận để xây dựng bảng hỏi, sau đó tiến hành khảo sát thử, điều chỉnh những điểm chưa phù hợp trong bảng hỏi, cuối cùng tiến hành khảo sát chính thức.
- Cách xử lý số liệu: đánh giá trong bảng hỏi được quy ước theo thang điểm như sau: 5 điểm – hoàn toàn đồng ý/ tốt/ rất ảnh hưởng, 4 điểm – đồng ý/
khá/ khá ảnh hưởng, 3 điểm – phân vân/ trung bình/ ảnh hưởng vừa phải, 2 điểm – khơng đồng ý/ yếu/ ít ảnh hưởng, 1 điểm - hồn tồn khơng đồng ý/ kém/
khơng ảnh hưởng.
Điểm trung bình được chia ra các mức độ:
- 1 điểm - 1,80 điểm: hồn tồn khơng đồng ý/ kém/ khơng ảnh hưởng; - 1,81 điểm - 2,60 điểm: khơng đồng ý/ yếu/ ít ảnh hưởng;
- 2,61 điểm - 3,40 điểm: phân vân/ trung bình/ ảnh hưởng vừa phải; - 3,41 điểm - 4,20 điểm: đồng ý/ khá/ khá ảnh hưởng;
- 4,21 điểm - 5 điểm: hoàn toàn đồng ý/ tốt/ rất ảnh hưởng.
2.2.4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Đối tượng: phỏng vấn sâu 06 người (02 thanh tra viên, 02 cán bộ quản lí và 02 đại diện các đơn vị, tổ chức là đối tượng thanh tra) để làm rõ hơn thông tin thu được từ phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi.
- Nội dung phỏng vấn: 04 nội dung phỏng vấn (xem Phụ lục 2 trang 99). - Cách tiến hành: dựa trên cơ sở lí luận để xây dựng câu hỏi phỏng vấn, sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp, nội dung cuộc phỏng vấn được ghi nhận cụ thể bằng biên bản phỏng vấn (xem Phụ lục 3 trang 101).
2.2.4.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Đối tượng: các hồ sơ, văn bản của cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang liên quan đến công tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên.
- Nội dung: những vấn đề liên quan đến công tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang.
- Cách tiến hành: thu thập, đọc, phân tích các thơng tin, số liệu thể hiện trong các hồ sơ, văn bản nói trên.
2.3. Thực trạng nhận thức của thanh tra viên và cán bộ quản lí cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang về đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện đạo