Tăng cường sinh hoạt các nội dung liên quan đến rèn luyện cách ứng xử

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 81 - 83)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp

3.2.3. Tăng cường sinh hoạt các nội dung liên quan đến rèn luyện cách ứng xử

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Kết quả khảo sát cho thấy cách ứng xử trong quan hệ đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên đối với lãnh đạo, đồng nghiệp, đối với cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, với nhân dân nơi cư trú và ứng xử nơi công cộng ở mức độ Tốt; riêng mối quan hệ ĐĐNN giữa thanh tra viên với cơ quan thơng tin, báo chí cũng như với tổ chức, cá nhân nước ngồi chỉ ở mức độ Khá. Vì thế,

biện pháp này được đề xuất để đấy mạnh thực hiện hơn nữa; trong đó sẽ phát

huy các quan hệ đạo đức nghề nghiệp đã và đang tốt, đồng thời khắc phục, cải thiện những mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp còn chưa tốt. Mục tiêu của biện pháp để thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang ngày càng có quan hệ đạo đức nghề nghiệp phù hợp với chuẩn mực ĐĐNN của ngành thanh tra, đặc biệt là mối quan hệ với cá nhân, tổ chức nước ngồi và với cơ quan thơng tin, báo chí.

3.2.3.2. Ý nghĩa của biện pháp

Như đã trình bày ở phần cơ sở lí luận, quan hệ đạo đức nghề nghiệp cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên. Thanh tra viên có đạo đức nghề nghiệp phải thực hiện đúng chuẩn mực giao tiếp và ứng xử trong các mối quan hệ đối với lãnh đạo, đồng nghiệp, đối với cơ quan, tổ chức, đối với cơ quan báo chí, đối với đối tượng thanh tra. Việc thực hiện đúng chuẩn mực ứng xử trong quan hệ đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần xây dựng nên hình ảnh người thanh tra viên gương mẫu, có văn hóa.

3.2.3.3. Nội dung của biện pháp

Nhà quản lí tổ chức sinh hoạt các nội dung liên quan đến rèn luyện chuẩn mực giao tiếp và ứng xử trong các mối quan hệ với với lãnh đạo, đồng nghiệp, đối tượng thanh tra, cơ quan thông tin, báo chí, cá nhân, tổ chức nước ngoài, nhân dân nơi cư trú và ứng xử nơi công cộng.

3.2.3.4. Cách thực hiện biện pháp

- Ban hành bộ quy tắc ứng xử của thanh tra viên đối với lãnh đạo, đồng nghiệp và đối với đối tượng thanh tra. Các quy tắc ứng xử chung của ngành thanh tra đã được Chính phủ, Thanh tra Chính phủ ban hành, tuy nhiên đối với điều kiện thực tế của mỗi tỉnh thành, mỗi cơ quan đơn vị thì các chuẩn mực này cần được cụ thể để phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi.

- Ban hành quy chế phát ngơn, cung cấp thơng tin cho báo chí. Cơ quan Thanh tra tỉnh hiện nay hầu như chưa có quy chế cụ thể về phát ngôn, cung cấp thông tin. Điều này dẫn đến việc phát ngôn cũng như cung cấp thông tin chưa chính xác, một chiều và thiếu sự khách quan. Quy chế cần nêu rõ ai là người có thẩm quyền phát ngôn, nội dung phát ngôn không trái quy định và ảnh hưởng đến các hoạt động thanh tra đã và đang diễn ra. Việc cung cấp thông tin cần thực hiện theo quy định và trình tự thủ tục; danh mục thơng tin được phép cung cấp không thuộc diện các thông tin mật, không hoặc chưa được phép công bố.

- Phát động thanh tra viên cam kết gương mẫu xây dựng nếp sống văn hóa, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư trú, ứng xử có văn hóa nơi cơng

cộng. Thực hiện tốt quy định của trung ương về việc cán bộ, cơng chức nói chung và thanh tra viên nói riêng quyết tâm, gương mẫu xây đời sống gia đình văn hóa; thường xun giữ mối liên hệ với nhân dân và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân nơi cư trú; thực hiện lối sống văn hóa, ứng xử văn minh nơi đơng người và nơi công cộng.

- Quan tâm, tạo điều kiện cho thanh tra viên học tập, nâng cao trình độ năng lực ngoại ngữ. Hiện nay, thực hiện cơ chế mở cửa, việc tiếp xúc và làm việc của thanh tra viên với cá nhân, tổ chức nước ngoài diễn ra khá thường xuyên. Tuy nhiên ngoại ngữ chính là rào cản lớn nhất để thanh tra viên trong việc tiếp xúc, ứng xử với cá nhân, tổ chức nước ngoài. Việc tạo điều kiện cho thanh tra viên tham gia học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ là một yêu cầu vừa cấp thiết, vừa mang tính chất bắt buộc trong công cuộc đổi mới, hiện đại hóa nền hành chính nước ta hiện nay.

3.2.3.5. Điều kiện thực hiện biện pháp

Việc ban hành các quy tắc ứng xử, quy chế phát ngôn, các cam kết phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật về cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung và các chuẩn mực, quy định của ngành thanh tra nói riêng; các quy tắc, quy chế, cam kết trước khi ban hành cần được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, tạo sự đồng thuận cao trong tập thể thì khi ban hành và áp dụng thực tế mới có hiệu quả. Việc học tập, nâng cao trình độ phải gắn liền với quy hoạch đào tạo và vị trí việc làm tương ứng đối với từng thanh tra viên.

3.2.4. Sử dụng phối hợp các phương pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)