Tổ chức khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 88 - 89)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục tiêu và nội dung khảo nghiệm

Mục tiêu của việc khảo nghiệm là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã được đề xuất. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp.

- Các biện pháp được đề xuất có thật sự cần thiết trong việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang?

- Trong các điều kiện như hiện nay, các biện pháp được đề xuất có khả thi, có thể áp dụng ngay trong thực tiễn rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang?

3.4.1.2. Đối tượng khảo nghiệm

Khảo nghiệm được tiến hành đối với 20 thanh tra viên và 10 cán bộ quản lí tại cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang.

3.4.1.3. Phương pháp khảo nghiệm

Khảo nghiệm được tiến hành bằng bảng hỏi (xem Phụ lục 4 trang 105).

Thang điểm đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của từng biện pháp được quy ước như sau: 1 điểm - không cần thiết/ không khả thi; 2 điểm - ít cần thiết/ ít khả thi; 3 điểm - cần thiết/ khả thi; 4 điểm - rất cần thiết/ rất khả thi.

Điểm trung bình được chia ra các mức độ:

- 1 điểm - 1,75 điểm: không cần thiết/ không khả thi; - 1,76 điểm - 2,50 điểm: ít cần thiết/ ít khả thi;

- 2,51 điểm - 3,25 điểm: cần thiết/ khả thi; - 3,26 điểm - 4,00 điểm: rất cần thiết/ rất khả thi.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)