9. Cấu trúc của luận văn
1.3. Các vấn đề lí luận về đạo đức nghề nghiệp thanhtra
1.3.2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của thanhtra viên
Chuẩn mực đạo đức được hiểu một cách chung nhất là những phép tắc, mang tính quy phạm - tính khn mẫu trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội. Đó là những yêu cầu, được thể hiện bằng những tiêu chuẩn cụ thể, làm cơ sở cho việc đánh giá hành vi của con người.
Chuẩn mực đạo đức của thanh tra viên là hệ giá trị được mọi người thừa nhận, có tính phổ quát, bao gồm những phẩm chất cấu thành nên nhân cách của thanh tra viên, là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức được mọi người thừa nhận trở thành những khuôn mẫu, mực thước để xem xét đánh giá và điều chỉnh hành vi của thanh tra viên.
Đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên khơng có gì khác hơn là ý thức trách nhiệm thực hiện đầy đủ những quy định của ngành như: Quy chế văn hóa cơng sở [55], Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra [51], Quy tắc ứng xử của công chức ngành thanh tra [50]... và đặc biệt là Quy định về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức ngành thanh tra [29].
Căn cứ Chỉ thị số 03-CT/TW (2011) của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh [31] và Kế hoạch số 03- KH/TW, ngày 01/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hướng dẫn thực hiện Chỉ thị trên [27], Ban Cán sự Đảng TTCP đã ban hành Quyết định số 1821- QĐ/BCS ngày 30/12/2011 [29], Quy định chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành Thanh tra, thanh tra viên phải có trách nhiệm phấn đấu, rèn luyện thường xuyên theo năm chuẩn mực đạo đức sau:
Một là: có lập trường, quan điểm cách mạng vững vàng, chấp hành nghiêm
chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ln nêu cao trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao; phấn đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hồn thành nhiệm vụ tốt nhất.
Hai là: có phong cách, phương pháp làm việc khoa học, đổi mới; sâu, sát
công việc; coi trọng nguyên tắc, kỷ cương; phân tích xử lý vấn đề khách quan, cơng tâm, có lí, có tình, có tính thuyết phục cao.
Ba là: có tinh thần học tập, cầu tiến bộ, nghiên cứu, tiếp cận cái mới; không
ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực cá nhân về mọi mặt; coi trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo đánh giá hiệu quả cơng việc.
Bốn là: có ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cá nhân trong
sang, lành mạnh; nói đi đơi với việc làm; hành động có văn hóa; gương mẫu, tiêu biểu trong lối sống sinh hoạt cá nhân; có tinh thần xây dựng và đồn kết, thống nhất trong nội bộ; tích cực đấu tranh bài trừ tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu; gương mẫu, khơng lợi dụng chức quyền để vụ lợi.
Năm là: có tấm lịng vì dân, thương dân, gần gũi, tôn trọng nhân dân, biết
chia sẻ, thông cảm với nhân dân khi xử lý công việc; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của nhân dân; hoạt động vì lợi ích của đất nước, của nhân dân; thường xuyên sinh hoạt với nhân dân nơi cư trú đúng quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp thanh tra còn được quy định cụ thể qua Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra (ban hành theo Quyết định số 1860/2007/QĐ- TTCP-TCCB của Thanh tra Chính phủ ngày 06 tháng 9 năm 2007) với 10 điều quy định như sau: 1/ Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; 2/ Ứng xử với đối tượng thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra; 3/ Ứng xử với công dân trong tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; 4/ Ứng xử với đối tượng thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng; 5/ Ứng xử giữa cán bộ lãnh đạo, quản lý với cán bộ chuyên môn; cán bộ thanh tra với đồng nghiệp; 6/ Ứng xử với nhân dân nơi cư trú; 7/ Ứng xử với cơ quan, tổ chức có liên quan và cơ quan thơng tin, báo chí; 8/ Ứng xử với tổ chức, cá nhân nước ngồi; 9/ Ứng xử trong gia đình; 10/ Ứng xử trong giao tiếp nơi công cộng [50].
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thanh tra có nhiều nội dung thuộc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ cơng chức hành chính nói chung. Tuy nhiên, do thanh tra là hoạt động mang tính đặc biệt, là chức năng đánh giá cơng tác quản lý, tìm ra những hạn chế, yếu kém trong cơng tác quản lý để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp, vì vậy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thanh tra cũng có nhiều sự khác biệt với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ cơng chức nói chung.
Là cơng chức hành chính, thanh tra viên phải yêu nước, thương dân, năng động, sáng tạo, tận tâm, thận trọng, khách quan, công tâm trong công việc, khiêm tốn, trung thực, cần kiệm, hòa đồng trong lối sống. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm nghề nghiệp, có những những chuẩn mực đặc biệt quan trọng, đòi hỏi cán bộ thanh
tra phải đáp ứng ở mức rất cao. Với đặc thù của ngành thanh tra, thanh tra viên cần phải: trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân; không cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, ức hiếp nhân dân; trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư; khơng được lợi dụng chức vụ, vị trí của mình để tham nhũng, nhận hối lộ, quà biếu của dân; không được sử dụng công quỹ nhà nước, tài sản cơ quan để phục vụ lợi ích riêng; khơng được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ, vi phạm kỷ luật cơng vụ; giữ bí mật nhà nước; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, năng lực cơng tác, chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức; bản thân và gia đình khơng được làm một số cơng việc ở những vị trí có điều kiện, khả năng dẫn đến tham nhũng.