Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 73 - 76)

9. Cấu trúc của luận văn

2.7. Đánh giá chung về thực trạng

Từ kết quả khảo sát, có thể đánh giá chung về thực trạng như sau:

- Về nhận thức: cán bộ quản lí, thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang đều nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp thanh tra trong q trình thực thi cơng vụ. Xác định ĐĐNN là chuẩn mực cư xử của thanh tra viên trong thực thi công vụ và là cơ sở để thanh tra viên hoàn thiện bản thân; đồng thời ĐĐNN là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá kết quả thực thi công vụ của thanh tra viên và công tác rèn luyện ĐĐNN cho thanh tra viên là nhiệm vụ quan trọng của bất cứ cơ quan thanh tra nào, trong đó có cơ quan Thanh tra tỉnh.

- Về nội dung rèn luyện ĐĐNN cho thanh tra viên được thực hiện với mức độ thường xuyên trở lên, trong đó nội dung rèn luyện Ý thức ĐĐNN cho thanh tra viên được thực hiện rất thường xuyên với mức độ thực hiện tốt. Tuy nhiên nội dung rèn luyện về hành vi và quan hệ ĐĐNN cho thanh tra viên chỉ được thực hiện ở mức độ khá.

- Về phương pháp rèn luyện ĐĐNN cho thanh tra viên: các phương pháp được thực hiện thường xuyên, trong đó phương pháp “Rèn luyện” được thực hiện với rất thường xuyên. Tuy nhiên về mức độ thực hiện hầu hết các phương pháp chỉ đạt ở mức khá, riêng phương pháp “Xử phạt” thì mức độ thực hiện chỉ ở mức trung bình.

- Về hình thức rèn luyện ĐĐNN cho thanh tra viên: hầu hết các hình thức rèn luyện đều rất thường xuyên thực hiện và mức độ thực hiện tốt. Tuy nhiên vẫn cịn hình thức rèn luyện chỉ có mức độ thực hiện khá

- Về các yếu tố ảnh hưởng: kết quả khảo sát đã chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan lẫn khách quan đến công tác rèn luyện ĐĐNN cho thanh tra viên. Trong đó, các yếu tố có sự ảnh hưởng rất lớn đến công tác rèn luyện như là nhận thức, trình độ năng lực chuyên môn của thanh tra viên,

chế độ chính sách đối với thanh tra viên và hệ thống các quy định của pháp luật về ĐĐNN. Bên cạnh đó, sự chỉ đạo của các cơ quan cấp trên cũng như sự tác động của sự nghiệp đổi mới đất nước và của nền kinh tế thị trường cũng khá ảnh hưởng đến công tác rèn luyện ĐĐNN cho thanh tra viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Kết quả khảo sát 32 thanh tra viên, cán bộ quản lí và đối tượng có liên quan đến hoạt động thanh tra về thực trạng công tác rèn luyện ĐĐNN cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh Kiên Giang cho thấy các đối tượng khảo sát đánh giá các nội dung có liên quan đến công tác rèn luyện ĐĐNN mức độ chung cơ bản là Tốt, nhưng xét riêng từng khía cạnh thì có những ưu điểm và hạn chế

khác nhau.

Về ưu điểm, thanh tra viên và cán bộ quản lí đều nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của ĐĐNN và rèn luyện ĐĐNN thanh tra. Ý thức, hành vi và quan hệ đạo đức của thanh tra viên hiện nay cơ bản là tốt. Công tác rèn luyện ĐĐNN cho thanh tra viên về nội dung, hình thức được quan tâm thực hiện thường xuyên với mức độ thực hiện tương đối tốt. Qua khảo sát cũng đã chỉ ra được tầm ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan cũng như khách quan có liên quan đến công tác rèn luyện ĐĐNN cho thanh tra viên.

Về hạn chế, thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh Kiên Giang hiện nay chưa thật sự am hiểu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật trong hoạt động thanh tra, quan hệ ứng xử với cơ quan thông tin, báo chí và cá nhân, tổ chức nước ngồi vẫn cịn hạn chế. Một vài phương pháp rèn luyện ĐĐNN mặc dù được thực hiện thường xuyên nhưng mức độ thực hiện chưa thật sự tốt.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO THANH TRA VIÊN CƠ QUAN THANH TRA

TỈNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)