9. Cấu trúc của luận văn
1.3. Các vấn đề lí luận về đạo đức nghề nghiệp thanhtra
1.3.3. Đánh giá đạo đức nghề nghiệp của thanhtra viên
Đánh giá đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên là đánh giá việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức xã hội và đạo đức của mọi cá nhân nói chung sẽ được đánh giá trên các tiêu chí ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và
quan hệ đạo đức (Nguyễn Đình Hịa, 2014) [7]. Vì thế, đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên cũng có thể được đánh giá qua 3 tiêu chí này.
Năm chuẩn mực đạo đức và Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra đã trình bày bên trên có thể diễn đạt cụ thể qua các mặt ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan
hệ đạo đức như sau:
- Ý thức đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên: thể hiện qua nhận thức, thái độ, quan điểm sống và thực hiện công việc thanh tra.
Thanh tra viên là người thực thi quyền lực nhà nước trong khuôn khổ của pháp luật nhằm kiểm tra, xem xét, đánh giá việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy thanh tra viên phải có niềm tin, lịng trung thành với Đảng, Nhà nước
và phẩm chất chính trị vững vàng. Niềm tin và lòng trung thành tạo cho thanh tra
viên có nghị lực và ý chí hành động theo quan điểm của Đảng, Nhà nước mà không đánh giá, hành động theo quan điểm và chủ nghĩa cá nhân. Phẩm chất chính trị vững vàng giúp thanh tra viên đánh giá đúng tình hình thực tiễn, nắm vững chắc tâm lý đối tượng thanh tra để có biện pháp đấu tranh, thuyết phục có văn hóa. Đồng thời, phẩm chất chính trị vững vàng giúp thanh tra viên tránh được những tác động
xấu, cám dỗ tiêu cực và là cơ sở chắc chắn cho lòng dũng cảm, dám đấu tranh trong khi thực thi công vụ.
Ý thức đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên còn được biểu hiện qua nhận
thức về lí luận thanh tra, những tri thức về hoạt động thanh tra. Nhận thức về lí
luận là khả năng tiếp thu, phân tích, đánh giá một sự kiện, một hiện tượng cần thanh tra, phân tích đúng sai, đánh giá sự phù hợp của hồn cảnh... từ đó lựa chọn mục tiêu, lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu. Hoạt động thanh tra là sự biểu hiện ra bên ngồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nghệ thuật thanh tra, thể hiện khả năng vận dụng tri thức tổng hợp một cách linh hoạt, xử lý tình huống thanh tra một cách hợp lý, hiệu quả của thanh tra viên.
Ý thức đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên còn biểu hiện qua sự am hiểu
và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật trong hoạt động thanh tra.
Thanh tra viên phải nắm vững các quy định của pháp luật để biết những điều mình được phép thực hiện và những điều không được phép thực hiện trong khi thực thi công vụ, không bị chi phối hoặc thực hiện theo suy nghĩ chủ quan.
Ý thức đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên còn biểu hiện qua thái độ thận trọng, khách quan, toàn diện khi xem xét, đánh giá sự việc; lắng nghe, tơn
trọng các ý kiến giải trình hợp lý của đối tượng thanh tra.
- Hành vi đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên: đạo đức nghề nghiệp của
thanh tra viên được đánh giá qua hành vi đạo đức. Thanh tra viên có đạo đức nghề nghiệp là người có những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thanh tra.
Hành vi đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên thể hiện qua việc thực hiện
đúng những việc thanh tra viên phải làm: thực hiện đúng nguyên tắc, thẩm quyền,
trình tự, thủ tục thanh tra được quy định trong Luật thanh tra, Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra và các văn bản pháp luật khác có liên quan; hướng dẫn, tiếp xúc với đối tượng thanh tra tại công sở hoặc nơi thanh tra, xác minh trong giờ hành chính đúng nguyên tắc khách quan, minh bạch, rõ ràng; báo cáo với người ra quyết định thanh tra và Trưởng đoàn thanh tra khi thanh tra viên có quan hệ họ hàng, thân thiết với đối tượng thanh tra và đề nghị rút tên ra khỏi Đoàn thanh tra.
Hành vi đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên thể hiện qua việc không thực
hiện những việc thanh tra viên không được làm: lợi dụng danh nghĩa thanh tra viên
thần để vụ lợi; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra; dùng phương tiện, tài sản của cơ quan, đơn vị nơi đang thanh tra cho nhu cầu của cá nhân; kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý trái pháp luật; bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật, truy ép, gợi ý cho đối tượng thanh tra trả lời chất vấn, trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra.
Hành vi đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên thể hiện qua việc thực hiện
phịng chống tham nhũng. Thanh tra viên cũng khơng được nhận tiền, tài sản hoặc
lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến cơng việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lí của mình. Thanh tra viên có nghĩa vụ kê khai tài sản theo quy định. Việc kê khai phải kê khai chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai.
Hành vi đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên thể hiện qua việc thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, chế độ chi
tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo; chế độ tiếp khách trong nước và quốc tế; tiết kiệm thời gian làm việc…
- Quan hệ đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên: Thanh tra viên có đạo đức nghề nghiệp là người thực hiện đúng chuẩn mực giao tiếp và ứng xử trong các mối quan hệ đối với lãnh đạo, đồng nghiệp, đối với cơ quan, tổ chức, đối với cơ quan báo chí, đối với đối tượng thanh tra:
+ Ứng xử với cán bộ lãnh đạo: thanh tra viên phải chấp hành quyết định của người lãnh đạo, quản lí; thường xuyên chủ động sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện quyết định của cấp trên, nếu có căn cứ quyết định đó trái pháp luật thì báo cáo ngay với người ra quyết định, trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thực hiện quyết định đó gây ra; khơng được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lí.
+ Ứng xử với đồng nghiệp: thanh tra viên phải ứng xử có văn hố, tơn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín chính đáng của đồng nghiệp; hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, tôn trọng giúp đỡ nhau để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao; khơng được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại uy tín của đồng nghiệp.
+ Ứng xử với cá nhân, tổ chức khi thực thi công vụ: hướng dẫn cho đối tượng thanh tra hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật. Khi đối tượng thanh
tra hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của thanh tra viên có thể tiến hành một cách thuận lợi, nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao. Trong quá trình làm việc thanh tra viên phải nghiêm túc thực hiện đúng nguyên tắc khách quan, minh bạch, rõ ràng. Chỉ tiếp xúc với đối tượng thanh tra tại công sở hoặc nơi thanh tra, kiểm tra, xác minh trong giờ hành chính. Điều này đảm bảo cho việc phòng ngừa việc tiết lộ thông tin và hiện tượng vòi vĩnh đối với đối tượng thanh tra, tránh được những điều tiếng không tốt cho bản thân và cho cả đoàn thanh tra mặc dù việc gặp gỡ tiếp xúc đó khơng liên quan đến cơng việc. Trong quá trình chuẩn bị thanh tra, thanh tra viên thực hiện việc báo cáo kịp thời với người ra quyết định thanh tra và Trưởng đoàn thanh tra khi có quan hệ họ hàng, thân thiết với đối tượng thanh tra và để đề nghị rút tên khỏi Đoàn thanh tra.
+ Ứng xử với cơ quan, tổ chức có liên quan và cơ quan thơng tin, báo chí: việc cung cấp những thơng tin và tài liệu cho các cơ quan, tổ chức có liên quan và cơ quan thơng tấn báo chí chỉ được thực hiện sau khi có kết luận chính thức của cấp có thẩm quyền và được phép phát ngơn, cung cấp theo chỉ đạo của cấp trên và quy định của pháp luật.
+ Ứng xử với tổ chức, cá nhân nước ngoài: thực hiện quy định của pháp luật và của cơ quan khi quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Chỉ được cung cấp thông tin, tài liệu, phát ngôn những vấn đề liên quan khi được cấp có thẩm quyền giao và trong phạm vi, thẩm quyền cho phép.
+ Ứng xử với nhân dân nơi cư trú: Tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật khác; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể và nhân dân nơi cư trú; không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; khơng tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật.
+ Ứng xử nơi công cộng: chấp hành các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng; không được lợi dụng chức vụ quyền hạn để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động xã hội; tham gia, tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật; kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật.
Tóm lại, ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức chính là ba yếu tố tạo nên cấu trúc của đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Mỗi
yếu tố khơng tồn tại độc lập, mà có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau; tạo nên sự vận động, phát triển của các giá trị hệ thống đạo đức. Khi xét về đạo đức nghề nghiệp thanh tra thì phải đánh giá tồn diện trên ba mặt này. Chung nhất, đối với đạo đức nghề nghiệp thanh tra thì thanh tra viên cần phải có nhận thức, thái độ, quan điểm đúng đắn về cuộc sống và thực hiện cơng việc thanh tra, có những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thanh tra và thực hiện đúng chuẩn mực giao tiếp và ứng xử trong các mối quan hệ. Cụ thể, thanh tra viên cần tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định của ngành Thanh tra trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; thực hiện nhiệm vụ được phân công, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; có tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, thái độ chí cơng, vơ tư, khơng quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong khi giải quyết các công việc; không làm những cơng việc ngồi phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền được giao; không lợi dụng chức trách, thẩm quyền và các thơng tin liên quan đến bí mật cơng tác và bí mật quốc gia để mưu lợi riêng cho bản thân và gia đình; có thái độ ứng xử, thói quen, lối sống và quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên, cấp dưới trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cơng tác; thái độ ứng xử, thói quen, lối sống và quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và ứng xử trong quan hệ gia đình, trong mối liên hệ với địa phương nơi cư trú.
1.3.4. Vai trò của đạo đức nghề nghiệp trong thực thi cơng vụ của thanh tra viên
Đạo đức nói chung có chức năng giáo dục con người, giúp họ nhận thức và
điều chỉnh hành vi phù hợp với những yêu cầu xã hội (Đinh Lê Nguyên, 2012)[17].
Từ ba chức năng như vậy, đạo đức nghề nghiệp có vai trị quan trọng đối với thanh tra viên trong thực thi công vụ.
Thứ nhất, đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực cư xử của thanh tra viên trong thực thi công vụ.
Đạo đức, hiểu một cách cụ thể là những nguyên tắc, chuẩn mực như những thang giá trị được xã hội thừa nhận. Đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của mỗi người, phù hợp với lợi ích của xã hội, của đất nước. Đạo đức vừa mang tính “bổn phận” được hiểu là “văn hóa bổn phận”, diễn ra một cách tự giác của mỗi cá nhân, đồng thời cũng chịu sự chế định của dư luận xã hội. Mỗi cá nhân có thể thực hành đạo đức qua nhiều mối quan hệ: Từng người thì lấy mình làm đối tượng như thực hiện các hành vi cần, kiệm, liêm, chính. Trong mối quan hệ với đất nước và nhân dân là trung với nước, hiếu với dân. Quan hệ giữa con người với con người,
đó là yêu thương con người, sống có tình có nghĩa. Với nhân loại, đó là tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung.
Đạo đức nghề nghiệp khơng nằm ngồi các lớp quan hệ đó, tức là đạo đức công dân, đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đồng thời, còn phải thực hành đạo đức của thanh tra viên trong việc thực thi nhiệm vụ. Tùy theo tính chất nghề nghiệp, vị trí cơng tác, chức vụ được giao,... mà yêu cầu, đòi hỏi cũng khác nhau.
Trong q trình thực thi cơng vụ ngồi việc phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thực thi cơng vụ, thanh tra viên cịn phải thực hiện theo đúng các chuẩn mực đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Đạo đức cơng chức nói chung và của thanh tra viên nói riêng cần được chuẩn mực hóa, trở thành bắt buộc mang tính nguyên tắc dựa trên pháp luật. Thanh tra viên phải làm trịn bổn phận của mình với một phẩm chất cao nhất là sự liêm khiết. Bởi vậy, trong thực thi công vụ, thanh tra viên phải trong sáng, không thiên lệch; thực hiện những dịch vụ hành chính có chất lượng cao, vận hành, sử dụng tài sản cơng theo hướng tối đa hóa lợi ích là một vấn đề cốt lõi trong cải cách tài chính cơng, tài sản công hiện nay. Thanh tra viên trong quá trình thực hiện cơng việc của mình phải phục vụ lợi ích cơng. Do đó, u cầu phải làm tăng niềm tin của nhân dân với các cơ quan thực thi quyền hành pháp thì yếu tố cần thiết nữa là phải có lương tâm, công minh và dũng cảm. Đây là yếu tố rất cần thiết trong đạo đức của công chức hiện nay.
Thứ hai, đạo đức nghề ngiệp là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả thực thi công vụ của thanh tra viên.
Để đánh giá mức độ hồn thành cơng việc cũng như kết quả khi thực thi công vụ của một thanh tra viên không chỉ dựa vào việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi thực thi công vụ mà còn phải dựa trên những chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Nếu chỉ áp dụng đúng các quy định của pháp luật trong khi thực thi cơng vụ thì mới chỉ hoàn thành được một nửa yêu cầu về thực thi công vụ. Bởi hệ thống các quy tắc ứng xử trong thực thi công vụ rất đa dạng, không chỉ gồm các luật, văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản quy định về tiêu chuẩn, quy trình, nghiệp vụ mà cịn bao gồm cả các quy tắc mang tính đạo đức nghề nghiệp... Đây là nền tảng để vận hành toàn bộ hoạt động của nền công vụ. Hệ thống các quy tắc ứng xử trong thực thi công vụ ln ẩn chứa trong đó chủ thuyết, định hướng, ngun tắc, mục đích của chế độ công vụ.