Phương pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanhtra viên

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 47 - 49)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Các vấn đề lí luận về rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanhtra viên

1.4.3. Phương pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanhtra viên

Phương pháp rèn luyện là cách thức, là con đường, các biện pháp hoạt động phối hợp thống nhất giữa cán bộ quản lí và thanh tra viên nhằm chuyển hóa các yêu cầu, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thành hành vi, thói quen nghề nghiệp, tức là hình thành và phát triển ở thanh tra viên những phẩm chất và hành vi, thói quen đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã được quy định.

Để thực tốt các mục tiêu và nội dung rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên, cần phải có những phương pháp thích hợp mang lại chất lượng, hiệu quả thực sự. Có thể sử dụng các phương pháp cụ thể (theo nhóm) như sau:

a) Nhóm các phương pháp thuyết phục

Là nhóm các phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của thanh tra viên để xây dựng ý thức đạo đức nghề nghiệp, gồm các phương pháp cụ thể như sau:

- Giảng giải: là phương pháp trong đó nhà quản lí dùng lời nói chân tình để khun bảo, giải thích, minh họa, phân tích làm sáng tỏ những khái niệm về đạo đức, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cần có trong hoạt động nghề nghiệp.

- Nêu gương: là phương pháp mà trong đó nhà quản lí qua những câu chuyện có thật, những tấm gương về người tốt, việc tốt của một tập thể một cá nhân nhằm kích thích tính tích cực hoạt động, tu dưỡng rèn luyện, tự giáo dục của đối tượng giáo dục, động viên, khuyến khích họ phấn đấu làm theo những gương tốt đó.

- Đàm thoại: là phương pháp mà trong đó nhà quản lí khéo léo tổ chức các cuộc trao đổi thảo luận tranh luận về một chủ đề nhất định nào đó có liên quan tới đạo đức nghề nghiệp. Việc đàm thoại có thế diễn ra giữa nhà quản lí và thanh tra viên, giữa các thanh tra viên trong cùng một phòng nghiệp vụ, trong một tập thể thanh tra viên cơ quan về những vấn đề mà họ quan tâm trong công việc, trong rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cũng như trong đời sống xã hội, trong quan hệ nghề nghiệp.

b) Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động

Là những phương pháp tổ chức hoạt động cho thanh tra viên để rèn luyện những hành vi, thói quen đạo đức:

- Rèn luyện: là phương pháp mà trong đó nhà quản lí tổ chức các loại hình hoạt động đa dạng theo những nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện, tạo môi trường để thanh tra viên tự thể nghiệm ý thức, tình cảm của mình về các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong các tình huống cụ thể, đa dạng của hoạt động nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.

- Luyện tập: là phương pháp nhằm củng cố ổn định bền vững những hành vi, thói quen đạo đức nghề nghiệp đã được hình thành và thực hành trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. Đó là q trình tổ chức ơn luyện một cách có hệ thống, đều đặn, có kế hoạch các hành động, các thói quen ứng xử, biến nó thành những thuộc tính của nhân cách, thành những nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp thường xuyên của mỗi cá nhân.

c) Nhóm các phương pháp thúc đẩy

Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “cưỡng bách bên ngồi” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong” của thanh tra viên nhằm xây dựng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho chính thanh tra viên, bao gồm:

- Thi đua: là phương pháp nhằm khích lệ, khích thích khuynh hướng tự khẳng định của mỗi thanh tra viên hay tập thể (trong đó có thanh tra viên), tạo điều kiện và cơ hội cho thanh tra viên cố gắng nhiều hơn, hăng hái đua tài, đua sức để vươn lên cao hơn so với điều kiện bình thường.

- Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của thanh tra viên trong việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, làm cho bản thân thanh tra viên đó có động lực vươn lên hơn nữa, đồng thời động viên khuyến khích các thanh tra viên khác noi theo.

- Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của thanh tra viên, là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự lịng tự trọng của cá nhân thanh tra viên để răn đe, ngăn ngừa sự tái phạm của thanh tra viên đó và những thanh tra viên khác. Do đó khi sử dụng phương pháp này phải hết sức thận trọng và đứng mực, tuyệt đối không được lạm dụng. Khi xử phạt cần phải làm cho thanh tra viên thấy rõ sai lầm,

khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên thanh tra viên sửa chữa khuyết điểm; cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không được dùng lời nói, cử chỉ khéo léo, mềm dẻo; tuyệt đối khơng được xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của thanh tra viên.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)