9. Cấu trúc của luận văn
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.4. Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thanhtra
1.2.4.1. Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp
Rèn luyện là sự luyện tập nhiều trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng, thơng thạo (Hồng Phê, 1996)[19].
Như vậy: Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp là quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần
các hành vi đúng chuẩn mực, tạo ra những hoạt động tâm sinh lý ổn định. Thông qua quá trình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp sẽ hình thành nên ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và các quan hệ ứng xử đạo đức nhằm thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Như đã nói ở trên, việc tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp. Để thành công trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó, bản thân người lao động cũng như nhà quản lí cần phải khơng ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Việc này sẽ giúp cho lĩnh vực nghề nghiệp ngày càng phát triển, tránh được các hành vi chưa đúng chuẩn mực nghề nghiệp mà theo đó nếu vi phạm, nhẹ thì sẽ bị xã hội quay lưng, “tẩy chay”, nặng thì sẽ chịu sự xử lý của pháp luật.
Trong quá trình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp bao giờ cũng bao gồm hai quá trình bộ phận đó là q trình rèn luyện và q trình tự rèn luyện:
+ Rèn luyện là q trình mà nhà quản lí vạch ra những u cầu, tạo ra những điều kiện cụ thể trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để người được rèn luyện thực hiện một cách có ý thức.
+ Tự rèn luyện là q trình mà trong đó người rèn luyện tự hoàn thiện, tự biến đổi để thích nghi với mơi trường làm việc cũng như với môi trường sống; là khả năng biết kiềm chế, tự đưa mình vào các khn phép của những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đặt ra. Quá trình tự rèn luyện địi hỏi mỗi cá nhân phải có năng lực tự phân tích, biết phân biệt đúng sai trong hành vi của người khác so với chuẩn mực mà đạo đức nghề nghiệp quy định.
1.2.4.2. Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên
Từ khái niệm rèn luyện đạo đức nghề nghiệp như trên, có thể xác định khái niệm rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên như sau: Rèn luyện đạo đức
nghề nghiệp cho thanh tra viên là quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần các hành vi đúng chuẩn mực, tạo ra những hoạt động tâm sinh lý ổn định cho thanh tra viên.
Thơng qua q trình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp sẽ hình thành nên ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và các quan hệ ứng xử đạo đức của thanh tra viên trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Trong quá trình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cũng bao gồm hai quá trình bộ phận đó là q trình rèn luyện và q trình tự rèn luyện:
+ Rèn luyện là quá trình mà nhà lãnh đạo, quản lí vạch ra những yêu cầu, tạo ra những điều kiện cụ thể trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để thanh tra viên rèn luyện đạo đức nghề nghiệp một cách có ý thức.
+ Tự rèn luyện là q trình mà trong đó thanh tra viên tự hồn thiện, tự biến đổi để thích nghi với mơi trường làm việc cũng như với môi trường sống; là khả năng biết kiềm chế, tự đưa mình vào các khn phép của những ngun tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thanh tra đặt ra. Q trình tự rèn luyện địi hỏi mỗi thanh tra viên phải có năng lực tự phân tích, biết phân biệt đúng sai trong hành vi của người khác so với chuẩn mực mà đạo đức nghề nghiệp quy định.
Đề tài này tập trung nghiên cứu về quá trình thứ nhất - quá trình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên.