9. Cấu trúc luận văn
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Dạy học
Theo Nguyễn Ngọc Quang, dạy học là sự điều khiển tối ƣu hoá quá trình học sinh chiếm lĩnh nội dung học, phát triển và hình thành nhân cách (năng lực, phẩm chất) của HS, còn học là q trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) dƣới sự điều khiển sƣ phạm của giáo viên [25].
Nguyễn Hữu Châu cho rằng, dạy học đƣợc xác định nhƣ một nỗ lực để giúp một ngƣời nào đó có đƣợc, hoặc thay đổi một kỹ năng, kiến thức và các ý tƣởng hay nói cách khác nhiệm vụ của ngƣời giáo viên là tạo ra, hoặc gây ảnh hƣởng đến ngƣời học để có thể dẫn tới một sự thay đổi về hành vi mong muốn [2].
Từ các khái niệm trên cho thấy, dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm phát triển trí tuệ, góp phần hồn thiện nhân cách.
1.2.2. Tƣơng tác
Thuật ngữ tiếng Anh “Interaction” có nghĩa là sự tƣơng tác, thuật ngữ này có nguồn từ đơi là “ Inter” và “ Action”, trong đó, “Inter” là sự liên kết, nối liền với nhau, còn “ Action” là sự tiến hành làm điều gì, hoạt động, hành động [22].
The Oxford Modern English Dictionary định nghĩa, tƣơng tác là hành động cùng nhau [33].
Theo từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê cho rằng, tƣơng tác là sự tác động qua lại [24].
Theo Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng, tƣơng tác là quá trình hành động và hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác” [6, tr144, 145].
Từ các khái niệm đã nêu, đề tài cho rằng, tƣơng tác là quá trình tác động qua lại cùng nhau giữa các chủ thể.
1.2.3. Sƣ phạm tƣơng tác
Theo Phạm Văn Cơng, sƣ phạm tƣơng tác là q trình dạy và quá trình học dựa trên sự tác động qua lại ảnh hƣởng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh, cách tiếp cận về hoạt động dạy học dựa trên sự ảnh hƣởng tác động lẫn nhau giữa ba tác nhân là GV, HS và mơi trƣờng [3].
Phó Đức Hịa và Ngơ Quang Sơn cho rằng, sƣ phạm tƣơng tác là cách tiếp cận hoạt động dạy học, trong đó nhấn mạnh các mối quan hệ biện chứng giữa ba nhân tố GV, HS và môi trƣờng trong hoạt động giáo dục [13].
Nhƣ vậy, sƣ phạm tƣơng tác là sự tác động qua lại giữa các thành tố GV, HS, môi trƣờng. Các các thành tố này là tiền đề quan trọng trong hoạt động sƣ phạm tƣơng tác, nếu thiếu một trong ba yếu tố này, hoạt động sƣ phạm tƣơng tác sẽ không diễn ra.
1.2.4. Kỹ năng
Theo Lê Văn Hồng, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới [14].
Nguyễn Văn Đồng cho rằng, kỹ năng là năng lực vận dụng những tri thức đã đƣợc lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả một hoạt động tƣơng ứng trong những điều kiện cụ thể [8].
Nguyễn Quang Uẩn cho rằng, kỹ năng là năng lực của con ngƣời biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình [32].
Nhƣ vậy, kỹ năng đƣợc hình thành theo những quy luật nhất định nên việc hình thành kỹ năng nào cũng bắt đầu từ sự nhận thức và kết thúc là biểu hiện ở hành động cụ thể.
1.2.5. Phƣơng pháp dạy học
Theo Nguyễn Quang Uẩn, phƣơng pháp dạy học là cách thức làm việc của GV và HS với nhau, dƣới sự chỉ đạo của GV nhằm làm cho HS tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập [32].
Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hạt cho rằng, phƣơng pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của và HS trong quá trình dạy học đƣợc thực hiện dƣới vai trị chủ đạo của ngƣời GV, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học [19].
Nhƣ vậy, phƣơng pháp dạy học là cách thức làm việc giữa GV và HS, trong đó GV định hƣớng tổ chức, điều khiển, q trình dạy học, HS tích cực, chủ động lĩnh hội và tự điều chỉnh hoạt động học tập để đạt đƣợc mục tiêu dạy học.