Phƣơng pháp đàm thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tiếng anh lớp 10 tại trường THPT lương thế vinh, tỉnh hậu giang (Trang 45 - 48)

9. Cấu trúc luận văn

1.6. CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƢ

1.6.2. Phƣơng pháp đàm thoại

Phƣơng pháp đàm thoại là phƣơng pháp dạy học thể hiện sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trị đƣa ra hệ thống các câu hỏi, học sinh có nhiệm vụ lần lƣợt trả lời, đồng thời việc trao đổi diễn ra giữa giáo viên và học sinh, hay giữa các học sinh với nhau trong một lớp học mà ngƣời chỉ đạo là giáo viên [1].

Phƣơng pháp đàm thoại có thể áp dụng khi giảng dạy các nội dung liên quan đến các kỹ năng của mơn tiếng Anh nhƣ Nghe, Nói, Đọc và Viết, hoặc giúp học sinh giải quyết các vấn đề khúc mắc trong vấn đề truyền tải ngữ pháp của môn học đến các em. Theo các tiêu chí khác nhau, phƣơng pháp đàm thoại đƣợc phân loại [1], [21]:

- Theo mục tiêu dạy - học: Đàm thoại kiểm tra - đánh giá, đàm thoại truyền đạt tài liệu mới, đàm thoại hệ thống hóa - củng cố.

- Theo tính chất hoạt động nhận thức của học sinh gồm các phƣơng pháp: Đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích - minh họa, đàm thoại tìm kiếm.

- Các dạng đàm thoại cơ bản của phương pháp đàm thoại: Có 3 dạng đàm thoại cơ bản đƣợc phân tích nhƣ sau:

* Thứ 1: Đàm thoại giữa GV và HS:

Sơ đồ 1.5: Đàm thoại GV và HS riêng biệt [1], [21]

GV

Ở sơ đồ 1.5, GV đặt ra nhiều câu hỏi riêng biệt cho toàn thể lớp để HS trả lời câu hỏi này, sau đó GV nhận xét, đánh giá và đƣa ra lời giải phù hợp với logic bài học.

* Thứ 2: Đàm thoại GV, HS kết hợp:

Sơ đồ 1.6: Đàm thoại GV và HS kết hợp [1], [21]

Ở sơ đồ 1.6, GV đặt ra 1 câu hỏi khó, kèm theo gợi ý từng phần để học sinh theo đó lần lƣợt trả lời, các câu hỏi có thể dùng “nấc thang để đi đến đích”, ngồi ra GV nêu những gợi ý là những cái “bẫy” để rèn luyện cho học sinh tránh những sai lầm trong quá trình tìm ra chân lý.

*Thứ 3: Đàm thoại thảo luận giữa GV với HS và HS:

Sơ đồ 1.7: Đàm thoại GV và HS cùng thảo luận [1], [21]

Ở sơ đồ 1.7, GV đặt ra một đề tải thảo luận cho học sinh, HS thảo luận trong nhóm, sau đó đại diện trả lời hoặc viết thành bài luận nộp cho GV, việc đặt ra câu hỏi cho các HS thảo luận, GV cần lập dàn ý trả lời để phần thảo luận của các em tập trung hơn và dạng đàm thoại này đƣợc áp dụng trong ôn tập, bài tập trên lớp và cả về nhà.

Theo Nguyễn Văn Cƣờng, phƣơng pháp đàm thoại đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau [1]: GV HS 1 HS 2 HS 3 GV HS 2 HS 3 HS 1

Sơ đồ 1.8: Quy trình tổ chức dạy học đàm thoại

Trong dạy học đàm thoại, HS có thể điều khiển mọi hoạt động tƣ duy của mình nhƣ kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh; bồi dƣỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, gọn gàng và nhớ tài liệu lâu hơn, phƣơng pháp này còn giúp giáo viên thu đƣợc tín hiệu ngƣợc từ học sinh một cách nhanh gọn để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy của mình và hoạt động học của học sinh, qua đó GV khơng chỉ có vai trị chỉ đạo nhận thức tồn lớp, mà còn chỉ đạo nhận thức của từng học sinh.

Sử dụng phƣơng pháp đàm thoại trong dạy học có nhiều những ƣu điểm nhƣ đã trình bày trên, nhƣng bên cạnh đó cũng có một số hạn chế nhất định nhƣ tốn thời gian; nếu vận dụng không khéo sẽ không phát triển đƣợc trí tuệ ở học sinh; quá nhiều câu hỏi sẽ làm ảnh hƣởng đến kế hoạch giảng dạy trên lớp. Mặt khác, đàm thoại có thể trở thành đối thoại giữa GV và một vài học sinh, nhƣ vậy sẽ khơng thu hút tồn lớp tham gia vào hoạt động.

Một câu hỏi xuất phát hay vấn đề gợi ý cho đàm thoại. Khởi

Động

Khái niệm, quan sát, kiến thức có trƣớc về đối tƣợng nhƣ vấn đề đƣợc tập hớp với nhau. Các xung đột làm sống động các cuộc vấn đáp đƣợc tạo ra.

Phát Triền

Các ý kiến đƣợc sắp xếp, qua đó các cơ sở chung cho việc trình bày các vấn đề các câu hỏi hay cho việc giải quyết vấn đề cần đƣợc tạo ra.

Sắp Xếp

Lập luận có thể so sánh, cân đối với nhau. Các thử nghiệm đƣợc tiến hành. Để trả lời câu hỏi gần nhƣ triệt để giới hạn và quyết định vấn đề.

Quyết Định

Ví dụ: Sách giáo khoa tiếng Anh 10, giờ dạy SPEAKING task 2

Hình 1.1: Các hoạt động hàng ngày

Khi dạy chủ đề nói về hoạt động hàng ngày của học trị Nam, giáo viên sẽ đƣa ra một loạt các hình ảnh cho học sinh xem và đặt câu hỏi, học sinh sẽ có 3 phút để tìm hiểu nội dung và hoạt động tƣơng ứng của các bức tranh. Sau 3 phút, giáo viên sẽ yêu cầu từng học sinh một trả lời ý nghĩa và nội dung của các bức tranh một cách riêng lẽ và sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên sẽ đƣa ra nhận xét cho từng HS và đánh giá kết quả cũng nhƣ hƣớng dẫn các em trả lời đúng ý nghĩa và nội dung của từng bức tranh đó, ví dụ trên đã áp dụng phƣơng pháp đàm thoại giữa HS và HS riêng biệt.

Nhƣ vậy, phƣơng pháp dạy học đàm thoại là phƣơng pháp thể hiện sự tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh theo nhiều cách khác nhau, nhƣng trong đó ba dạng đàm thoại thể hiện sự tƣơng tác rõ nhất là đàm thoại giữa GV và HS, đàm thoại GV, HS kết hợp và đàm thoại thảo luận giữa GV với học sinh và học sinh với nhau. Phƣơng pháp này đạt hiểu quả cao khi đƣợc áp dụng trong các tiết dạy kỹ năng Nói.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn tiếng anh lớp 10 tại trường THPT lương thế vinh, tỉnh hậu giang (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)