Về nguyên tắc đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 40 - 45)

2.2. Việc tiếp thu các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong

2.2.1. Về nguyên tắc đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công

ty hiệu quả

Mục tiêu quan trọng nhất đối với việc xây dựng khuôn khổ quản trị cơng ty, đó là đảm bảo được tính hiệu quả của trong việc kiểm sốt các hoạt động của công ty . Để có được điều này, cần có những điều kiện cụ thể nhằm bảo đảm cơ sở cho khn khổ quản trị đó hoạt động một cách hiệu quả.

thực thi khuôn khổ quản trị công ty, cũng như (iii) Cơ quan, bộ máy giám sát và cưỡng chế thi hành.

(i) Cơ sở về hệ thống pháp luật:

Về cơ sở pháp luật, từ năm 1990, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân, Việt Nam Việt Nam đã thông qua Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân để làm nền tảng đầu tiên cho việc hoạt động của các doanh nghiệp. Hình thức cơng ty cổ phần đã xuất hiện từ Luật công ty 1990. Cho đến khi Hiến pháp 1992 được thông quan, quyền tự do kinh doanh của công dân được chính thức ghi nhận, nhu cầu cần phải có một hệ thống quy phạm pháp luật hỗ trợ thực thi quyền tự do kinh doanh của công dân trở nên bức thiết, pháp luật Việt Nam học hỏi những kinh nghiệm của các nước và đến năm 1999 cho ra đời Luật doanh nghiệp, thay thế cả Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân, đưa ra những quy định chi tiết hơn về các hình thức cơng ty trong Luật cơng ty 1990, cũng như cơ cấu bộ máy bên trong cùng những quy định về quản trị công ty. Tuy nhiên, những quy định trong Luật Doanh nghiệp 1999 chỉ được quy định sơ lược chứ không thực sự chi tiết, do tại thời điểm đó, bối cảnh kinh tế chưa cho phép các doanh nghiệp có đủ độ chín để đáp ứng được những yêu cầu quá chi tiết mà quy định về quản trị cơng ty theo mơ hình nước ngồi có thể đặt ra.

Tiếp đó là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, tiếp nối thành công của Luật Doanh nghiệp 1999, tuy nhiên có sự tham khảo và sửa đổi thích hợp để đưa pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam gần với thông lệ Quốc tế, nhằm phù hợp với bối cảnh mở cửa chuẩn bị cho sự kiện gia nhập WTO. Sau một thời gian thực thi Luật Doanh nghiệp 1999, sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân do sự thúc đẩy của Luật Doanh nghiệp 1999 đã giúp cho ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp 2005 có nhiều sửa đổi hơn so với Luật Doanh nghiệp 1999.

Và đến khi Luật doanh nghiệp 2014 ra đời, thì đây là một bước tiến đáng kể, phù hợp với sự phát triển và gia nhập của Việt Nam vào các khối kinh tế lớn, cũng như tiệm cận với những thông lệ quốc tế về quản trị công ty, nhằm mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam và để các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng những khn khổ quản trị công ty học hỏi từ các nước phát triển.

(ii) Cơ sở về bộ máy thực thi khuôn khổ quản trị công ty

Đối với việc bảo đảm khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả, các bộ Luật Doanh nghiệp đã được ban hành đều đưa ra quy định cho mơ hình quản trị cơng ty thơng qua việc quy định cơ cấu tổ chức quản lý công ty .

Theo quy định tại Điều 69, Luật Doanh nghiệp 1999, có thể thấy rằng, Luật Doanh nghiệp đưa ra một mơ hình cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần duy nhất, là mơ hình cơ cấu hai tầng, bao gồm Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị và Giám đốc. Đối với cơng ty có trên 11 cổ đơng thì bắt buộc thành lập Ban Kiểm soát [13].

Tuy nhiên, do bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ đó đa số là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, hình thức cơng ty cổ phần cũng không quá phổ biến, do vậy, việc quy định một mơ hình duy nhất và bắt buộc có Ban Kiểm sốt khi có 11 cổ dơng có phần gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện, cũng như khiến cho bộ máy quản trị công ty trở nên cồng kềnh một cách không cần thiết. Ngược lại với trường hợp công ty khơng có đủ 11 cổ đơng nhưng có cổ đơng là tổ chức chiếm phần lớn cổ phần thì lại khơng đáp ứng đủ điều kiện để thành lập Ban Kiểm sốt. Có thể thấy rằng việc quy định cứng nhắc và thiếu sự lựa chọn cho doanh nghiệp có thể gây ra những vấn đề phức tạp cho việc Quản trị doanh nghiệp, cũng như không tạo được một cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đơng tổ chức do sự vắng mặt của Ban Kiểm soát.

Khi Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời, yêu cầu về cơ cấu quản trị cũng được chi tiết hóa, nhằm tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nhỏ lẻ và bảo đảm tốt hơn lợi ích cho những cổ đơng là tổ chức. Lúc này, mơ hình tổ chức quản trị công ty cổ phần vẫn là mơ hình hai tầng, bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Tuy nhiên, khi không đủ điều kiện về việc có 11 cổ đơng, doanh nghiệp vẫn có thể bầu Ban Kiểm sốt khi có cổ đơng là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của cơng ty [14]. Có thể thấy rằng, dựa trên kinh nghiệm thực thi Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 đã chú trọng hơn tới các cổ đơng là tổ chức và có những quy định cụ thể hơn nhằm bảo đảm lợi ích của những cổ đơng này, góp phần tăng tính minh bạch cũng như hiệu quả trong việc giám sát hoạt động doanh nghiệp của cổ đông thông qua việc tổ chức Ban Kiểm soát.

Để tăng thêm nữa hiệu quả của việc tổ chức bộ máy quản trị công ty, Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định rất chi tiết về việc cho phép doanh nghiệp lựa chọn mơ hình tổ chức quản lý và hoạt động của mình, và trong bất cứ trường hợp nào, cũng sẽ có hoạt động của Ban Kiểm soát hoặc các thành viên hội đồng quản trị độc lập. Luật doanh nghiệp 2014 đưa ra các mơ hình tổ chức quản lý như sau:

- Mơ hình 1: Cơ cấu bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc (Tổng Giám đốc); khi có dưới 11 cổ đơng hoặc khơng có cổ đơng tổ chức sở hữu từ 50% cổ phần trở lên thì Ban Kiểm sốt khơng bắt buộc.

- Mơ hình 2: Cơ cấu bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, tuy nhiên ít nhất 20% thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm tốn nội bộ trực thuộc Hội đồng Quản trị [15].

Như vậy, có thể thấy rõ, Luật doanh nghiệp 2014 nhấn mạnh vai trò của thiết chế giám sát quản lý trong cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp, thông qua việc bắt buộc thành lập Ban Kiểm soát, hoặc không bắt buộc nhưng khuyến khích việc thành lập Ban Kiểm sốt đối với trường hợp có dưới 11 cổ đơng hoặc khơng có cổ đơng tổ chức sở hữu dưới 50% cổ phần; hoặc trong trường hợp doanh nghiệp không lựa chọn mơ hình có Ban Kiểm sốt thì phải có thành viên Hội đồng Quản trị độc lập và có Kiểm tốn nội bộ. Với sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân, cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của sàn giao dịch chứng khoán, việc quản trị công ty cổ phần ngày càng được chú trọng, và Luật doanh nghiệp 2014 sẽ đóng vai trị như đạo luật cơ bản làm nền tảng để dựa vào đó phát triển các quy định liên quan. Luật doanh nghiệp 2014 như vậy đã quy định phù hợp với nguyên tắc của quản trị công ty cổ phần trong việc tạo ra một quy định không cứng nhắc, đưa cho doanh nghiệp sự lựa chọn để phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp, nhưng vẫn bảo đảm được việc giám sát chặt chẽ, để thực thi hiệu quả những nguyên tắc trong quản trị công ty cổ phần.

So sánh với yêu cầu của các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, việc quy định về mơ hình như Luật doanh nghiệp 2014 đã đáp ứng được yêu cầu tạo ra sự tự do trong việc lựa chọn mơ hình quản trị phù hợp, cũng như có những ràng buộc nhất định nhằm bảo đảo việc lựa chọn mơ hình quản trị tự do, nhưng có sự giám sát hiệu quả. Đây có thể coi là một điểm thành cơng của Luật doanh nghiệp 2014 và tiệm cận với yêu cầu theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD.

(iii) Các cơ quan giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi

Liên quan đến việc giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi khuôn khổ về quản trị công ty cổ phần, pháp luật Việt Nam có quy định về những cơ quan quản lý phụ trách việc quản lý doanh nghiệp, bao gồm Chính phủ,

các cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, đóng vai trị trong việc quản lý chung về doanh nghiệp tại địa phương. Sở kế hoạch đầu tư đóng vai trị là cơ quan chủ đạo trong việc tổ chức đăng ký kinh doanh, thanh tra kiểm tra và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh Sở kế hoạch và đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận nhiệm vụ chỉ đạo chung cho hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Khơng chỉ có vậy, Sở kế hoạch Đầu tư theo luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 cịn đóng vai trị như cơ quan giám sát và xử lý vi phạm của doanh nghiệp trong hoạt động.

Ngồi những thiết chế trên, Tịa án cũng đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan và là cơ quan quan trọng giúp cổ đơng thực thi quyền khởi kiện của mình đối với hành vi vi phạm của người quản lý trong công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quản trị công ty cổ phần việt nam dưới góc nhìn so sánh với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)